Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
4.1.6. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng
xây dựng cơ bản từ ngân sách tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hàng năm, UBND tỉnh Phú Thọ đều xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác quản lý xây dựng trên địa bàn, trong đó có công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách, công tác quản lý chất lượng công trình XDCB nói chung, các công trình thuộc lĩnh vực thủy lợi nói riêng. Với mục tiêu thông qua các chương trình, kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những hạn chế, thiếu xót của các chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý dự án để tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước, UBND tỉnh trong công tác đầu tư xây dựng. Đồng thời tăng cường hướng dẫn về chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý của các chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý dự án.
Giai đoạn 2016-2018, các đoàn Thanh tra của Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài Chính đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 17 công trình XDCB trong lĩnh vực
Thanh tra công tác đầu tư XDCB lĩnh vực thủy lợi tại trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ cho thấy, công tác này lộ rõ nhiều tồn tại, khuyết điểm và sai phạm được Thanh tra tỉnh Phú Thọ chỉ ra như:
Còn có dự án việc thẩm định tổng dự toán chưa đảm bảo quy định (dự án đường giao thông tránh lũ các xã phía bên bờ hữu sông Thao, tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư của dự án nhưng UBND huyện Hạ Hòa chưa thực hiện trình tự, thủ tục để trình UBND tỉnh Phú Thọ xem xét phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư); việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ bổ sung thiết kế dự toán còn chậm; thẩm định, phê duyệt khối lượng thiết kế, vận dụng mã hiệu đơn giá trong lập dự toán thiết kế không chính xác; việc khảo sát còn hạn chế, phương án thiết kế chưa phù hợp nên trong quá trình thi công phải điều chỉnh, bổ sung.
Việc lựa chọn nhà thầu một số công trình theo hình thức chỉ định thầu rút gọn chưa đảm bảo theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ- CP ngày 26/6/2014 (thiếu bản dự thảo hợp đồng gửi nhà thầu; thương thảo hợp đồng sau khi có quyết định chỉ thầu). Có công trình giá trị dự thầu áp dụng chưa đúng Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng; việc ký hợp đồng chưa đúng theo quy định tại Điều 65 Luật Đấu thầu 2014.
Một số công trình thi công chậm tiến độ; chủng loại vật liệu, khối lượng thi công chưa đảm bảo theo khối lượng thiết kế, nghiệm thu, thanh toán; việc nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công chưa kịp thời, thiếu thí nghiệm vật liệu đầu vào, chứng chỉ xuất xứ nguồn gốc vật liệu, nhật ký thi công ghi chép không đầy đủ; một số công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng chủ đầu tư chưa mua bảo hiểm theo quy định.
Phê duyệt quyết toán một số công trình chưa chính xác, thời gian chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính; chưa kịp thời đôn đốc một số nhà thầu xây lắp kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí môi trường đầy đủ đối với khối lượng đất khai thác để đắp.
Thanh tra tỉnh Phú Thọ cũng chỉ ra những tồn tại đối với chi ngân sách cho đầu tư XDCB trong lĩnh vực thủy lợi như: Việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải, chưa đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn cho dự án hoàn thành, quyết toán theo quy định của Luật Đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đáng nói, có dự án, công trình được phê duyệt đầu tư nhưng thiếu vốn phải giãn, hoãn tiến độ, trong khi có dự án được bố trí vốn nhưng không thực hiện đủ khối lượng phải điều chỉnh
kế hoạch vốn sang năm sau. Một số công trình hoàn thành chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu chậm nộp hồ sơ quyết toán, thời gian lập hồ sơ quyết toán còn chậm.
Với sai phạm được phát hiện về kinh tế gồm giảm trừ giá trị thanh toán khi phê duyệt quyết toán và thu hồi về ngân sách nhà nước hơn hơn 15 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2018. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12. Tổng hợp thanh tra, kiểm tra về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
trong lĩnh vực thủy lợi
Nội dung Số công trình (công trình) Giá trị công trình được phê duyệt quyết toán
(tr.đ)
Giá trị công trình sau khi thanh tra,
kiểm tra (tr.đ) Số chênh lệch (tr.đ) Năm 2016 5 46.425 42.711 -3.714 Năm 2017 4 28.456 24.188 -4.268 Năm 2018 8 64.234 57.168 -7.066 Tổng cộng 17 139.115 124.067 -15.048
Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2018)
Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước còn tồn tại nhiều hạn chế như công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, số công trình, dự án được kiểm tra, thanh tra còn ít. Việc xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra còn chưa kiên quyết, triệt để. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra chưa kịp thời, mới chỉ tập trung vào xử lý vấn đề tài chính, chưa tập trung vào xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Thuế, Thanh tra Tài chính…) còn chưa chặt chẽ dẫn tới sự chồng chéo.
Đánh giá về công tác thanh tra, giám sát vốn ĐTXDCB từ NSNN lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 58 đối tượng và thu được kết quả sau:
Bảng 4.13. Đánh giá mức độ hoạt động thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ
Đối tượng đánh giá
Mức độ đánh giá
Thường xuyên Bình thường thường xuyên Không SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ
lệ (%)
Cơ quan QLNN (n=12) 6 50,0 6 50,0 0 0,0 Chủ đầu tư (n=16) 7 43,8 6 37,5 3 18,8 Đơn vị thi công (n=18) 5 27,8 11 61,1 2 11,1 Đơn vị cấp phát vốn (n=4) 1 25,0 3 75,0 0 0,0 Đơn vị QLSD (n=25) 6 24,0 13 52,0 6 24,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Qua khảo sát cho thấy chỉ một bộ phận người được hỏi đánh giá công tác thanh tra, giám sát được tiến hành thường xuyên (phổ biến mức 24-27%), phần lớn số người được hỏi đánh giá ở mức độ bình thường (chiếm tỷ lệ phổ biến từ 50 -75%). Như vậy, mức độ thực hiện thanh tra, giám sát vốn ĐTXDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ không được đánh giá cao.
Bảng 4.14. Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Phú Thọ
Đối tượng đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Bình thường Chưa tốt
SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)
Cơ quan QLNN (n=12) 3 25,0 7 58,3 2 16,7
Chủ đầu tư (n=16) 3 18,8 8 50,0 5 31,3
Đơn vị thi công (n=18) 3 16,7 12 66,7 3 16,7 Đơn vị cấp phát vốn
(n=4) 1 25,0 3 75,0 0 0,0
Đơn vị QLSD (n=25) 6 24,0 12 48,0 7 28
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2018)
Qua khảo sát ta thấy số ý kiến cho rằng kết quả công tác thanh tra, giám sát vốn ĐTXDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ ở mức độ bình thường, với phần
lớn số người được hỏi thuộc các nhóm đối tượng khảo sát lựa chọn (chiếm phổ biến mức 50-75%). Số người được hỏi cho rằng công tác này chưa tốt chiếm tỷ lệ khá cao (phổ biến ở mức 17-31%), các đối tương thuộc nhóm khảo sát đơn vị QLSD có tới 28% đánh giá ở mức độ chưa tốt. Mức đánh giá tốt chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (từ 17-25%). Như vậy, kết quả công tác thanh thanh tra, giám sát vốn ĐTXDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ được đánh giá ở mức thấp.
Nhìn chung, công tác thanh tra kiểm tra nói chung, công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB nói riêng còn chưa toàn diện, chưa hiệu quả. Do vậy, chưa kiểm soát được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư XDCB.