Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

nước cho các công trình thủy lợi

Một là, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển lĩnh vực thủy lợi của địa phương.

Mục tiêu phát triển lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được xác định cho từng năm và cho từng thời kỳ. Nhưng mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng nhiều chương trình chính sách khác nhau. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi được thực hiện tốt điều đó có nghĩa là vốn ngân sách nhà nước được bơm đủ, bơm đúng chỗ, đúng lúc... theo đó, các mục tiêu trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp mới có thể được thực hiện. Quản lý tốt vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ đảm bảo thúc đẩy đầu tư của chính quyền địa phương cũng như của các doanh nghiệp trên địa bàn trong lĩnh vực thủy lợi.

Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, giảm thất thoát vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Trong quá trình xuyên suốt đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tất cả các khâu từ lập dự toán đến quyết toán, kiểm tra đều có sai sót hoặc xảy ra tình trạng móc ngoặc giữa các đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư để uốn nắn, chấn chỉnh nhằm mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, tham nhũng trong quá trình sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Ba là, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi được phân cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Với năng lực và chuyên môn của các cán bộ ở cấp cơ sở đặc biệt là cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, hiểu biết về quy trình quản lý vốn chưa cao dẫn tới sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình thủy lợi chưa đúng mục đích và chưa theo quy hoạch các công trình được duyệt.

Bốn là, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Các công trình nội đồng, công trình thủy lợi,… khi được xây dựng hoàn thành sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ đó, góp phần hoàn thiện tiêu chí cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí hạ tầng - kinh tế xã hội là một trong tiêu chí quan trọng trong việc

xây dựng nông thông mới và được ưu tiên đầu tư theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ để thay đổi bộ mặt của nông thôn. Khi hạ tầng nông nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho người dân đặc biệt là người dân nông thôn có thể thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp. Khi các công trình đầu tư xây dựng thủy lợi hoàn thành sẽ có một hệ thống giao thông thủy lợi phát triển, đường giao thông nội đồng với quy mô lớn, hệ thống kênh mương tốt sẽ tạo điều kiện cho người dân đưa máy móc nông nghiệp để phục vụ sản suất, đưa các quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch và công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)