Năng lực và trình độ của cán bộ các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Năng lực và trình độ của cán bộ các cấp

- Năng lực lãnh đạo quản lý: Sự lãnh chỉ đạo trong công tác quản lý đầu tư XDCB trong giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt, qua đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ giải ngân hàng năm cao so với kế hoạch, giá trị chuyển nguồn sang năm sau giảm mạnh, công trình được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích, việc ra quyết định đầu tư vội vàng của lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành dẫn đến đầu tư không trọng điểm, không phù hợp với quy hoạch nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp.

- Năng lực cơ quan quản lý vốn: Vẫn còn tình trạng một số cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, kiểm soát thanh toán vốn năng lực kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính; trong khi giao dịch có thái độ hách dịch gây khó khăn cho khách hàng; việc kiểm soát hồ sơ thu tục, chứng từ thanh toán vốn đôi khi chưa đúng với quy định, nhiều khi thông đồng về khối lượng thanh toán để hưởng lợi phần trăm, gây thất thoát vốn ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn trên địa bàn.

- Năng lực của chủ đầu tư (Người thực hiện): Trong những năm qua các ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh giúp chủ đầu tư triển khai hoàn thành các dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nói chung, trong lĩnh vực thủy lợi nói riêng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Phần lớn các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về chuyên môn và khả năng quản lý XDCB thậm chí có những chủ đầu tư phó thác cho bên nhà thầu và các cơ quan quản lý là chính, dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả của công trình, gây lãng phí, thất thoát, tiến độ chậm, chất lượng công trình còn chưa đảm bảo. Chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc thực hiện chế độ báo cáo định

trong việc thanh toán khối lượng XDCB, quyết toán công trình kể cả một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ những năm trước. Việc thực hiện trình tự XDCB còn có những bất cập, một số công trình phải duyệt lại, chất lượng dự án chưa cao.

Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ các cấp phần nào được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.15. Tổng hợp trình độ, ngành nghề của cán bộ các cấp tham gia công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi từ ngân

sách nhà nước tại tỉnh Phú Thọ Trình độ, ngành nghề Cơ quan QLNN Chủ đầu tư Tổng Tỷ lệ % 1. Trình độ Sau ĐH 1 0 1 3,6 Đại học 8 4 12 42,9 CĐ, TC 3 12 15 53,6 2. Ngành nghề Thủy lợi 2 1 3 10,7 Kinh tế 6 4 10 35,7 Xây dựng 2 6 8 28,6 Ngành khác 2 5 7 25,0 Tổng 12 16 28 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Theo bảng 4.15 cho thấy xét về trình độ, số cán bộ các cấp tham gia công tác quản lý vốn đầu tư XDCB lĩnh vực thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 3,6%, số người có trình độ đại học đạt 42,9%, còn lại là trình độ cao đẳng, đại học chiếm tới 53,6%.

Xét về ngành nghề, số người có trình độ ngành thủy lợi chiếm 10,7%, ngành xây dựng chiếm 28,6%, 35,7% là ngành kinh tế, còn lại các ngành khác.

Như vậy cho thấy về năng lực, trình độ của cán bộ các cấp tham gia công tác quản lý vốn đầu tư XDCB lĩnh vực thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ rất hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN nói chung, cho các công trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)