Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một tỉnh miền núi trung du, với trung tâm là thành phố Việt Trì. Có 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô, đó là những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Về vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; - Tỉnh Hòa Bình về phía Nam; - Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;

- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; - Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.

Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh; đường sắt có tuyến đường xuyên Á; đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).

Về địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây

công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác.

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).

Về khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 - 87% (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018)

Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Về thủy văn

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).

Tài nguyên đất

Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên 3533 km2, trong đó đất nông nghiệp là 715,08 km2, chiếm 27,6%; đất lâm nghiệp là 1.448,53 km2, chiếm 41%; đất chuyên dùng là 215,51 km2, chiếm 6,1%; đất ở là 81,26 km2, chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng là 812,52 km2, chiếm 23%; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 515,8 km2, chiếm

Kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy: đất perality đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích lên tới 116.266 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng. Đây loại đất đồi núi, thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng dày đất khá, thành phần cơ giới nặng, mùn khá; loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi có độ dốc dưới 250 sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện trạng đất đai của tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất tỉnh Phú Thọ năm 2018

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(Km2)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 3.533,0 100 1 Đất phi nông nghiệp 296,77 8,40

A Đất ở 81,26 2,30

- Đất ở tại nông thôn 61,94 1,75 - Đất ở tại đô thị 19,32 0,55

B Đất chuyên dùng 215,51 6,10

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 6,84 0,19 - Đất quốc phòng 35,53 1,01

- Đất an ninh 12,68 0,36

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 12,19 0,35 - Đất có mục đích công cộng 148,27 4,20 2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6,13 0,17 3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 21,23 0,60 4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 232,75 6,59

5 Đất nông nghiệp 715,08 20,24

- Đất sản xuất nông nghiệp 574,48 16,26 Đất trồng cây hàng năm 367,53 10,40 Đất trồng cây lâu năm 206,96 5,86 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 22,20 0,63 - Đất lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 1.448,53 41,00 6 Đất chưa sử dụng 812,52 23,00 Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2018)

Tài nguyên rừng và tiềm năng du lịch:

Diện tích rừng của tỉnh Phú Thọ có 145.140 ha. Rừng tự nhiên có 69.546,9 ha, chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giầu chỉ có ở vườn Quốc gia Xuân Sơn. Rừng trồng có diện tích là 74.704,63 ha, chủ yếu là trồng bạch đàn, mỡ, keo và bồ đề; Năm 2005 độ che phủ của rừng là 45%. Với diện tích rừng trồng và cây nguyên liệu giấy có hầu hết ở các huyện, thị sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp giấy.

Với khu di tích lịch sử Đền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh, cội nguồn của cả nước; cùng với Di tích Đền Mẫu Âu Cơ tại huyện Hạ Hoà, là những di tích gắn liền với lịch sử và truyền thống về cội nguồn của đất nước. Bên cạnh đó vườn quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn, Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang ở thành phố Việt Trì, khu du lịch Núi Trang... sẽ là tiềm năng rất lớn đề Phú Thọ có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch hấp dẫn khách trong nước và nước ngoài (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).

Tài nguyên khoáng sản:

Tuy không thuộc loại là tỉnh giầu tài nguyên khoáng sản, nhưng Phú Thọ có một số loại tài nguyên khoáng sản rất có ý nghĩa, có trữ lượng khá lớn. Như Cao Lanh có tổng trữ lượng 30 triệu tấn đá vôi, 1.000 triệu tấn, Penspát 5 triệu tấn như đá vôi, cao lanh, penspát, pyrít, nước khoáng để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.

Nguyên liệu dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng: Trữ lượng đá vôi ở Phú Thọ là 1 tỷ m3 - là mức trữ lượng khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Trong tương lai, khi các cụm đô thị được xây dựng thì nhu cầu về xi măng, đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng là rất lớn;

Cao lanh ở Phú Thọ với trữ lượng là 30 triệu tấn có thể khai thác công nghiệp hàng năm khoảng 30 - 40 nghìn tấn, chất lượng tốt có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm sứ, đồ gốm là những mặt hàng đang và sẽ có thị trường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước.

Với trữ lượng 48 triệu lít và theo đánh giá của Bộ Công nghiệp thì Phú Thọ (vùng nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ) là một trong 4 nơi của cả nước có nguồn nước khoáng có chất lượng tốt nhất. Đây chính là một lợi thế

quan trọng cần được phát huy để phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ du lịch (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Tỉnh Phú Thọ có số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.

Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; quy mô đào tạo của các trường đại học và cao đẳng day nghề tiếp tục được mở rộng. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn người. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; năm 2007 đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).

Với kết quả đã đạt được, tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Được coi là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như: chè, nguyên liệu giấy, thủy sản.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Các mặt giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng. Khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đạt được kết quả quan trọng, đã tập trung huy động tốt các nguồn

lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 30,4%; đầu tư của bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước chiếm 18,2%, dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8% (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).

Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư công; tăng cường phân cấp đầu tư cho các huyện, thành, thị; quản lý chặt chẽ chất lượng công trình, quyết toán công trình hoàn thành, đã hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đột phá, nhất là hệ thống giao thông đối ngoại; đã tiến hành đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km quốc lộ, tỉnh và tỉnh lộ; hoàn thành 7 cầu lớn (Kim Xuyên, Sông Lô, Ngọc Tháp, Hoàng Cương, Hạc Trì, Đoan Hùng, Đồng Quang); hạ tầng đô thị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp Thụy Vân và một số cụm công nghiệp; Khu công nghiệp Phú Hà, Cẩm Khê, Trung Hà đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng. Tích cực hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ trở thành thành phố và các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh viện tuyến tỉnh, trường lớp học... được chú trọng đầu tư. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi trường đầu tư (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Phú Thọ là một trong ít tỉnh ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao thông tương đối hợp lý và đồng bộ giữa 3 phương thức vận tải quan trọng là: đường bộ - đường sắt - đường thuỷ với 2 đầu nối giao thông là thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. So với các tỉnh tương đồng trong vùng thì mạng lưới giao thông tại Phú Thọ trội hơn về số lượng nhưng chất lượng nói chung còn yếu kém (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).

- Giao thông đường bộ:

Tổng chiều dài đường bộ hiện có 9.481km (nếu chỉ tính đường ô tô đi được thì tổng chiều dài là 2.768km), mật độ đạt 0,80km/km2 và 2,14km/1.000

dân; trong khi bình quân của cả nước 0,47km/km2 và 1,96km/1.000 dân và còn cao hơn khu vực phía Bắc.

Tuy vậy, tuyến đường quốc lộ tốt, khá trung bình chỉ có 60%, xấu và rất xấu là 40%. Đường tỉnh lộ thì chất lượng xấu chiếm từ 70 - 80%, còn lại tốt, khá, trung bình chỉ từ 20 - 30%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)