Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 51)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho

BẢN TỪ NGÂN SÁCH CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi

Tỉnh Vĩnh Phúc sau 21 năm tái lập tỉnh (1997-2018), dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cùng với nỗ lực của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh Vĩnh Phúc các khoá đề ra.

Sau 21 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 17,2%/năm, GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng, năm 1997 mới chỉ đạt 2,13 triệu đồng/người (tương đương khoảng 180 USD/người), đến năm 2015 đạt 15,7 triệu đồng/người; đến năm 2015 đạt 42,9 triệu đồng/người. Thu ngân sách tăng nhanh, năm 2015 tổng thu ngân sách tỉnh đạt 16.714,7 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.366,5 tỷ đồng; Chi ngân sách hàng năm đảm bảo kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổng chi ngân sách địa phương năm 2015 đạt 11.871,7 tỷ đồng, tăng trên 24,5 lần so năm 1997, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi, năm 2015 đạt trên 45%. Đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 618 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm 500 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.478,8 tỷ đồng và 118 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.333,59 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất xây dựng hạ tầng các KCN là 66,4%. Tỉnh đã thu hút được 173,5 triệu USD; 223,76 tỷ đồng nguồn vốn ODA và 6,98 triệu USD nguồn vốn

NGO, chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh. Các nguồn vốn ODA, NGO đã góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của tỉnh phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân, giảm ô nhiễm môi trường (Ninh Quang Hưng, 2016).

Trong thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND dân tỉnh Vĩnh phúc đã có nhiều giải pháp, chính sách thiết thực để lãnh, chỉ đạo toàn tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị; Trong đó đã có những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh sau: Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm; Tập trung vốn ưu tiên cho các dự án trọng điểm, tránh bố trí vốn đầu tư dàn trải cho các công trình; Đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị thì kiên quyết không bố trí vốn đầu tư; Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán; Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu; Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng, kiên quyết xử lý những vi phạm về đầu tư xây dựng (Ninh Quang Hưng, 2016).

2.2.2. Kinh nghiệp của tỉnh Hà Nam về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi từ ngân sách cho các công trình thủy lợi

Trong 30 năm qua, Hà Nam là một trong những địa phương được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều dự án công trình thủy lợi phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Toàn tỉnh có 11 hồ đập chứa nước, 73 trạm bơm lớn nhỏ, hơn 365 km kênh mương, 1.250 cống điều tiết nước các loại. Những công trình thủy lợi này góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế, xã hội mà các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Hà Nam là rất lớn. Các cơ quan nhà nước tại địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc quản lý các dự án này.

Để đạt được kết quả như vậy, tỉnh Hà Nam đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm: quán triệt sâu sắc nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình cho

mức đầu tư xây dựng công trình; Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý dự toán xây dựng công trình; Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư xây dựng và xác định giá xây dựng các công trình; Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến các dự án đầu tư; Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quan rlys các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình, có tiềm năng tự nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.

Qua kinh nghiệm thực tế về quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách của Hà Nam và Vĩnh Phúc, bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ là:

- Việc tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải thực sự được coi là nhiệm vụ ưu tiên; do vậy, cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh. Cần thiết nắm bắt sát sao những vướng mắc, bất cập trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, nắm bắt các báo cáo về tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi… trên cơ sở đó xác định các công trình thủy lợi cần đầu tư ở từng địa phương và cân đối nguồn vốn để thực hiện các công trình qua các năm.

- Tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về công tác tạm ứng và thanh toán tạm ứng cũng như thanh toán vốn đầu tư cho các công trình dự án đầu tư XDCB nói chung và các công trình thủy lợi nói riêng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà thầu trong việc sử dụng số vốn đã tạm ứng của các hợp đồng, tránh tình trạng chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích số vốn này. Kiểm soát chặt chẽ khoản ứng trước của các nhà thầu. Phối hợp và đôn đốc các nhà thầu sớm hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản tạm ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)