Lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.1.3. Lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các công trình

75%. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ người được hỏi cho rằng công tác phân bổ vốn còn dàn trải. Nguyên nhân do một số dự án mang tính cấp bách cần phân bổ vốn như một số dự án xử lý sạt lở đê ở các huyện Hạ Hòa, Lâm Thao,... chưa được đánh giá đúng mức, một số công trình còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục vẫn không bị để lại.

Điều này cho thấy việc phân bổ vốn cho các công trình thủy lợi của tỉnh Phú Thọ chưa thực sự được đánh giá cao.

4.1.3. Lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.1.3.1. Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư

Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo các hướng dẫn của Chính phủ và các cơ quan chuyên ngành và phân cấp theo Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư XDCB, chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong công tác quản lý... Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý đầu tư XDCB của tỉnh hoạt động hiệu quả hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý đầu tư XDCB.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Điều 52 của Luật Xây dựng 2014 thì các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, tức là công trình có quy mô nhỏ và kỹ thuật ít phức tạp thì chỉ cần lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, đồng thời thực hiện theo hình thức thiết kế một bước tức là bước thiết kế bản vẽ thi công.

Quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định nghiên cứu theo nội dung chủ trương lập dự án đã được UBND tỉnh hoặc UBND tỉnh phê duyệt về quy mô, nguồn vốn và dự kiến tổng mức đầu tư của dự án, nghiên cứu trên cơ sở hồ sơ trình thẩm định từ đó xác định tính khả thi thực hiện dự án.

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016-2018

Nội dung ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 PTBQ Tổng số công trình Công trình 103 98 195 95,15 198,98 137,59 Chủ đầu tư trình thẩm định Triệu đồng 509.677 741.726 819.394 145,53 110,47 126,79 Kết quả thẩm định Triệu đồng 502.145 735.11 810.479 146,39 110,25 127,04 Chênh lệch (+) (-) Triệu đồng -7.532 -6.616 -8.915 87,84 134,75 108,79 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ (2018)

Về cơ bản các cơ quan chức năng và chủ đầu tư đã làm tốt công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Quá trình thẩm định đã tham gia cùng chủ đầu tư, đơn vị tư vấn chỉnh sửa quy mô, nội dung đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và hiệu quả đầu tư của dự án.

Trong giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn tỉnh có tổng số 396 công trình thuộc lĩnh vực thủy lợi được đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN. Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự bám sát của lãnh đạo các sở, ban, ngành và những cố gắng nỗ lực của cán bộ làm công tác thẩm định hàng năm đã tiết kiệm cho NSNN hàng tỷ đồng.

4.1.3.2. Về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13) và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2014/NĐ- CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ, những năm qua công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được những thành tích đáng mừng, giảm thiểu nạn tham ô tham nhũng, nâng cao tính cạnh tranh, công bằng đồng thời lựa chọn được những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Công tác lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh thực hiện theo từng giai đoạn, cụ thể:

Từ năm 2012-2014 công tác lực chọn nhà thầu áp dụng theo quy định Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng. Theo đó,

áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển. Đối với những gói thầu vượt quá giá trị hạn mức trên sẽ áp dụng hình thức đấu thầu.

Từ năm 2015 công tác lựa chọn nhà thầu áp dụng theo quy định Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Theo đó, áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công có giá trị không quá 500 triệu đồng và gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa có giá trị không quá 1 tỷ đồng. Đối với những gói thầu vượt quá giá trị hạn mức trên sẽ áp dụng hình thức đấu thầu.

Đối với hình thức chỉ định thầu, chủ yếu rơi vào các nhà thầu nằm trên địa bàn tỉnh thực hiện. Đối với hình thức đấu thầu, hồ sơ dự thầu nhiều nhưng nhiều hồ sơ không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật thiết kế, năng lực, trong các thông báo mời thầu chỉ đưa ra giá gói thầu mà chưa đưa ra các yêu cầu cụ thể về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu.

Tổng hợp công tác đấu thầu tại bảng sau:

Bảng 4.5. Tình hình thực hiện đấu thầu xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2016-2018

Nội dung ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/

2016 2018/ 2017 PTBQ TĐ

Tổng số công trình Công

trình 103 98 195 95,15 198,98 137,59 Giá trị đấu thầu Triệu

đồng 502.145 735.11 810.479 146,39 110,25 127,04 Giá trị bỏ thầu Triệu

đồng 500.156 731.75 806.124 146,30 110,16 126,95 Chênh lệch (+) (-)

(Tiết kiệm thầu)

Triệu

đồng 1.989 3.36 4.355 168,93 129,61 147,97 Tỷ lệ tiết kiệm % 0,4 0,46 0,54 115,00 117,39 116,19 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ (2018)

Đánh giá về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu các công trình thủy lợi vốn ĐTXDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ, tác giả tiến hành điều tra và thu được kết quả theo bảng. Đối tượng điều tra là là Cơ quan QLNN (12 người); Chủ đầu tư (16 người); Đơn vị thi công (Nhà thầu) (18 người). Tổng cộng 46 người.

Bảng 4.6. Đánh giá công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các công trình thủy lợi có vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ

Đối tượng đánh giá

Đánh giá Thực hiện đúng quy

trình Đảm bảo công khai, minh bạch (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)

Cơ quan QLNN (n=12) 9 75,0 3 25,0

Chủ đầu tư (n=16) 12 75,0 4 25,0

Đơn vị thi công (n=18) 15 83,3 3 16,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Qua khảo sát ta thấy công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các công trình thủy lợi có vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ được đánh giá khá tốt với phần lớn số người được hỏi thuộc các nhóm đối tượng khảo sát cho rằng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu được thực hiện đúng quy trình, công khai minh bạch (chiếm từ 75-83%). Tuy nhiên vẫn còn từ 17 - 25% ý kiến cho rằng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu còn chưa đúng quy trình và chưa đảm bảo công khai minh bạch. Điều này cho thấy công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)