Yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su tỉnh QuảngTrị

2.3.6. Yếu tố nguồn lực

a, Đất

Hiện tại, đất trồng cây lâu năm ở tỉnh Quảng Trị có 28.606,69 ha, chiếm 35,96% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...Trong đó quỹ đất theo quy hoạch đến năm 2020 cho trồng cây cao su là

220000-23000ha. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Diện tích vùng đất đỏ bazan, vùng gị đồi Quảng Trị khơng lớn nhưng đây là vùng tiềm năng để phát triển các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su.Tiềm năng đất đai ở đây cơ bản thích hợp cho việc phát triển cây cao su với quy mô tập trung, tỉ suất hàng hóa cao. Đất vùng núi tỉnh Quảng Trị là vùng có nhiều tiềm năng trồng cây công nghiệp lâu năm thế mạnh trong đó có cao su với định hướng sử dụng đất như sau trong nơng nghiệp là “Hình thành các vùng cây trồng vật ni có quy mơ tập trung, sản xuất hàng hoá lớn như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây thực phẩm, chăn nuôi đại gia súc”[14]. Ở các vùng đồng bằng cũng được định hướng xây dựng các vùng cây cao su trên các vùng gị đồi huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.

Ngồi việc thâm canh trên diện tích hiện có, tỉnh Quảng Trị đang mở rộng diện tích trên cơ sở chuyển đổi một số diện tích trồng rừng sản xuất nơi có điều kiện để trồng cao su có giá trị kinh tế cao hơn. Hỗ trợ vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư phát triển cao su tiểu điền. Hiện tại, diện tích chủ yếu tập trung ở Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ và hướng mở rộng sang một số khu vực của huyện Hướng Hóa, Triệu Phong, Hải Lăng đến năm 2020 sẽ là 22000 - 23000 ha và năm 2030 đạt trên 25.000 ha.

b) Lao động

Riêng đối với trồng cao su, quy mô ngành cao su tăng liên tục trong những năm qua nên lao động của ngành cũng tăng theo. Hiện tại số lao động trực tiếp là

hơn 55000 lao động. Lực lượng lao động sản xuất cao su chủ yếu là người nơng dân, sốít trong đóthường xun được đào tạo nên trình độ sản xuất được nâng cao, có tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp và kỹ năng thuần thục đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của ngành trong nhiều năm qua. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ dân có trình độ canhtác chưa cao dẫn đến năng suất và hiệu quả trồng cao su không bằng đại điền. Đối tượng lao độngtrồng cao su ngày càng được mở rộng không chỉ là các hộ lao động người Kinh mà có cả lao động là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng sa như ở các huyện Hướng Hóa, Đakrơng.

Lao động trồng cao su gồm có hai loại lao động, đó là lao động làm công nhân trong vườn cao su của các nông trường, doanh nghiệp và lao động làm thuê

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

hoặc làm cho chính vườn cao su của hộ cao su tiểu điền. Đối với lao động làm

công nhân cho các công ty cao su, tính đến 31/12/2016, ở cơng ty cao su Quảng

Trị có 601 lao động, trại Nghĩa An có 300 lao động và từ 20-50 người/cơng ty có quy mơ nhỏ hơn. Thu nhập bình quân của các lao động làm trong các công ty này khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đối với lao động là nông dân làm việc ở các vườn cao su của hộ cao su tiểu điền, nguồn lao động của trồng cao su của tỉnh Quảng Trị rất dồi dào vì lao động nơng thơn chiếm trên 70% lao động tồn tỉnh. Tuy nhiên, trình độ lao động và kỹ thuật canh tác của nông dân không cao bằng các công nhân làm việc ở các vường cây cao su của nông trường, doanh nghiệp do

họ ít được đào tạo và quản lý hơn.

Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi năm 1 ha cao su thu hút 2 lao động làm việc, bao gồm chăm sóc cây như bón phân, làm cỏ. Tuy nhiên cơng việc chăm sóc cây khơng đều cả năm mà chỉ bình quân 2 lần/năm. Đối với cạo mủ cao su, cây cao

su kinh doanh mỗi năm có 2 tháng rụng lá, 10 tháng cịn lại cho thu hoạch mủ. Mỗi ha cao su cần 1-2 người cạo và thu mủ, trung bình 3 tiếng/ngày và 2 ngày cạo mủ 1 lần. Lao động cạo mủ cao su của các hộ dân chủ yếu là lao động sẵn có trong gia đình. Như vậy, trung bình mỗi ha cao su ở tỉnh Quảng Trị cần 2 lao động, với tổng diện tích của tỉnh Quảng Trị năm 2016 là 19945,6ha sẽ thu hút được 39891 người lao động.

Về thu nhập của nhóm lao động làm việc ở các vườn cây cao su tiểu điền thì phụ thuộc vào sản lượng và giá bán cao su, không phải thu nhập ổn định từ lương tháng như lao động làm công nhân trong các nơng trường, doanh nghiệp. Nhìn chung, lao

động trong ngành cao su có thu nhập tốt hơn và ổn định hơn so với một số cây trồng nông nghiệp khác như sắn, keo... Tuy nhiên từ năm 2013 - 2015 và sang năm 2016, giá sản phẩm cao su khơng cịn cao dẫn đến thu nhập người lao động trong ngành giảm, lao động cao su gặp khó khăn thậm chí bị lỗ khi khai thác mủ.

c) Vốn

Cây cao su có thời gian sản xuất dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản lên đến 7 năm nên người đầu tư phải có năng lực về vốn để đầu tư thâm canh cao và liên tục

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Nhằm thấy rõ được tình hình thực tế của việc trồng cây cao su tại các hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở căn cứ vào diện tích trồng cây cao su tác giả đã lựa chọn ba huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ là ba huyện có diện tích trồng cao su lớn nhất trong tỉnh. Tại thời điểm điều tra, căn cứ vào số liệu thống kê tác giả thu thập được, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảmg 8000 hộ dân có diện tích từ

1-3 ha. Với độ tin cậy chính xác là 90%, độ lệch chuẩn là 10%. Ta xác định kích cỡ mẫu điều tra theo công thức:

n = N 8000 = 98

(1+Ne2) (1+8000x102)

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức ở trên là 98 mẫu, dựa vào kết quả này và trong khuôn khổ thời gian cho phép cũng như khả năng có thể tiếp cận, để tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả chọn 100 hộ để điều tra.

Bảng 2.18: Nhu cầu phân bón cho cao su qua các thời kỳ

Giai đoạn P.chuồng Phân bón

(tấn) (kg) Ure Lân (kg) Kali (kg) Trồng mới 5,5 165 - KTCB1 50 150 15 - KTCB2 110 330 30 - KTCB (3-7) 140 430 40 K.doanh 196 500 150 Nguồn:[3],[16]

Số liệu của bảng trên cho thấy bình quân 1 ha cao su thời kỳ KTCB năm đầu tiên cần tổng cộng 215kg phân bón gồm 3 loại ure, lân, kali, năm thứ hai cần tổng cộng 470kg 3 lại phân ure, lân, kali…và đến giai đoạn kinh doanh thì cần 196kg

phân ure, 500kg phân lân, 150 phân kali. Tuy nhiên trên thực tế, các hộ dân phổ biến đầu tư loại phân bón tổng hợp NPK (16:16:18) và so với nhu cầu thì mức đầu tư của các hộ rất thấp. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.19: Nhu cầu lao động cho cây cao su

Nhu cầu Số ngày công/năm Đơn giá Thành tiền KTCB Trồng(năm 1) 10 170 1700 Làm cỏ 20 170 3400 Tủ gốc giữ ẩm 20 170 3400 Tỉa chồi 10 170 1700 Bón phân 10 170 1700 Phòng chống cháy 2 170 3400 Tổng 72 15300 KD Làm cỏ 10 170 1700 Bón phân 15 170 2550 Cạo mủ 150 150 22500 Tổng 175 26750 Nguồn: [3],[16]

Nhu cầu lao động cho cây cao su trong thời kỳ KTCB gồm các công việc như làm cỏ, tủ gốc giữ ẩm, tỉa chồi, bón phân, phịng chống cháy. Mỗi năm thời kỳ KTCB, cây cao su cần 62 công lao động thực hiện các công việc trên. Riêng năm đầu tiên phải có thêm 10 cơng trồng cao su. Bình quân năm đầu tiên cần 15300 ngàn đồng cho trả công lao động, năm thứ 2 đến năm thứ 7 cần 13600 ngàn đồng. Ở thời kỳ KD, làm cỏ, bón phân, cạo mủ là các cơng việc chính. Trong đó cạo mủ tốn nhiều cơng nhất do cây cao su bước vào giai đoạn thu hoạch, cạo liên tục 1 ngày nghỉ 1 ngày cạo của 10 tháng trong năm (chỉ trừ 2 tháng rụng lá). Mỗi năm thời kỳ KD các gia đình cần 26750 ngàn đồng chi phí lao động.

Khả năng tiếp cận hệ thống tín dụng

Ở thời kỳ KTCB hầu hết các hộ trồng cao su đều được các chương trình, dự án hỗ trợ tín dụng dưới hình thức cho vay vật tư, phân bón nên mức đầu tư phân bón cho thời kỳ này cơbản đáp ứng yêu cầu phát triển cho cây cao su. Tuy nhiên do cây cao su phải trải qua nhiều cơng đoạn chăm sóc với mức vốn đầu tư khá nhiều cho lao động trong khi nguồn vốn tín dụng có hạn và đã trang trải cho việc trồng, chăm sóc ban đầu nên các hộ đã cắt giảm bớt chi phí lao động. Mức đầu tư được 50-60%

so với yêu cầu. Đây cũng là những lý do làm cho năng suất cao su của tỉnh Quảng Trị không cao như những nơi khác.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Ở thời kỳ kinh doanh, khoản hỗ trợ vay vốn hết thời gian nên mỗi hộ có khả năng kinh tế khác nhau sẽ đầu tư khác nhau. Nhìn chung, các hộ dân do điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập từ cao su phải trả lãi ngân hàng và thanh toán bớt tiền vốn cũng như trang trải chi phí gia đình nên họ chấp nhận bón lượng phân ít hơn và đầu tư cơng lao động ít hơn so với khuyến cáo. Bình qn nơng dân điều tra chỉ bón được

70-85% phân bón yêu cầu, làm cỏ được 60%nhu cầu tuy nhiên người dân vẫn duy trì cạo mủ đều đặn. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khi có diễn biến giá tăng, các hộ dân tăng cường độ cạo làm cho cây cao su mất sức làm ảnh hưởng đến hiệu quả về sau.

Bảng 2.20: Diện tích cao su của hộ điều tra

Hộ Diện tích (ha) %

KTCB 46 79,6 41,3

Kinh doanh 54 113,2 58,7

Tổng 100 192,8 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB:

Thời kỳ KTCB kéo dài 7 năm, các chi phí chính cho thời kỳ này gồm chi phí khai hoang, trồng mới (chủ yếu là chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc…). Phần chi phí này sẽ được bù đắp ở giai đoạn sau, khi cây cao su bước vào giaiđoạn kinh doanh.

Bảng 2.21: Đầu tư cao su giai đoạn KTCB của các hộ dân bình quân 1ha

ĐVT: 1000đ

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

1. Dịch vụ 8700 8700 -Khai hoang 6700 0 0 0 0 0 0 6700 - Đào hố 2000 0 0 0 0 0 0 2000 2.Cây giống 4000 400 0 0 0 0 0 4400 3. Phân bón 3200 1520 3340 3340 3340 3340 3340 21420 4.Thuốc BVTV 800 1000 1050 1100 1100 1100 1100 7250 5. Nhân công 10400 4880 4500 4500 4500 4500 4500 37780 - Trồng 5400 380 0 0 0 0 0 5780 - Chăm sóc 5000 4500 4500 4500 4500 4500 4500 32000 6. Lãi vay 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 16800 Tổng chi phí 29500 10200 11290 11340 11340 11340 11340 96350

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Bảng trên cho thấy, năm 1 là năm có chi phí cao nhất trong giai đoạn KTCB vì là năm đầu tiên nên phải đầu tư nhiều chi phí và các chi phí lớn hơn các năm con lại như giống, khai hoang, công trồng… Tổng chi phí đầu tư bình qn 1 ha cao su năm đầu tiên là 29500 nghìn đồng, trong đó chi phí cơng lao động và thuê dịch vụ

khai hoang, đào hố chiếm 64,75%, chủ yếu là chi phí khai hoang đất đồi, đào hố, trồng, làm cỏ, bón phân, phun thuốc. Trong số chi phí lao động ban đầu này, chủ yếu là chi phí đi th vì các cơng việc ban đầu phải thực hiện đồng thời và gia đình hộ nơng dân khơng có các máy móc để thực hiện khai hoang, san ủi đất…Chi phí nhân cơng cịn lại các hộ dân sử dụng lao động trong gia đình mình. Những tiếp theo trong thời kỳ KTCB, chi phí bình qn mỗi năm thấp hơn nhiều so với năm đầu tiên. Năm thứ 2 đến năm thứ 7, hộ nơng dân chỉ tốn cơng chăm sóc, làm cỏ, bón phân… cho cây chứ khơng mất chi phí khai hoang, trồng mới (riêng năm thứ 2 có trồng lại một số ít cây năm đầu tiên bị hư hỏng). Bình quân một hộ vay 24 triệu đồng để đầu tư 1ha cao su, như vậy với lãi suất vay trung bình là 10%/năm, như vậy mỗi năm hộ nơng dân phải trả lãi là 2400 nghìn đồng, thời gian vay trong 10 năm. Trong giai đoạn KTCB, tổng chi phí cho 1ha cao su của các hộ nơng dân được điều tra là 96350 triệu đồng.

Ở giai đoạn kinh doanh chi phí đầu tư bình qn cho mỗi ha cao su của hộ điều tra (phụ lục 2) cao hơn so với thời kỳ KTCB. Chi phí hàng năm cao, chủ yếu là tăng lượng phân bón để cung cấp dinh dưỡng để cây cho mủ và lượng mủ thu hoạch sau mỗi năm sẽ cao hơn nên chi phí nhân cơng cũng tăng dần lên. Mỗi năm thời kỳ kinh doanh, chi phí những năm mới bắt đầu thu hoạch sẽ cao dần hơn do cần phân bón nhiều, cần nhiều nhân cơng, khoảng trên 30 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó khấu hao cho vườn cây đã đầu tư trong 7 năm trước là 4189 nghìn đồng/năm trong 23 năm, lãi vay trả ngân hàng với mức lãi 8%/năm là 2.400 nghìn đồng/ năm, vay trong 10 năm. Chi phí những năm về sau có xu hướng giảm và càng gần cuối chu kỳ thì càng thấp do lúc này lượng mủ cao su khai thác giảm và gần cuối chu kỳ người dân sẽ ít đầu tư hơn.

Tuy là có đầu tư và có tốn nhiều chi phí cho duy trì năng suất và chăm sóc cây

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

chăm sóc khác vẫn cịn thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật. Sự khó khăn của nguồn vốn đầu tư cũng là một trong những lý do của các hộ dân tại đây.

Tóm lại, yếu tố nguồn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây cao su rất quan trọng trọng việc đầu tư chăm sóc, khai thác và mở trộng quy mô trồng cây và ảnh hưởng chung đến sự phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)