CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Để xây dựng các giải pháp phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo tín bền vững, đồng bộ, khả thi và có hiệu quả, tác giả dựa trên các cơ sở sau:
3.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thế giới
Cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực như sản xuất ôtô, bao tay cao su, đồ chơi,… Trong đó ngành cơng nghiệp chế tạo săm lốp chiếm từ 60-70% sản lượng cao su được sản xuất nên việc tiêu thụ cao su có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), thế giới có hơn 13,5 triệu ha cao su, trong đó 12 nước thành viên ANRPC chiếm 90%. ước tính sơ bộ, nguồn cung thế giới trong 4 tháng đầu năm 2017 thiếu hụt 466.000 tấn so với nhu cầu. Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo tăng 1,2% trong năm 2017, đạt 12,38 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung cao su tồn cầu được dự báo đạt khoảng 12,88 triệu tấn. Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những
nước sản xuất caosu tự nhiên lớn nhất thế giới tổng cộng chiếm gần 80% sản lượng
cao su toàn cầu.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu hơn 955.680 tấn cao su tự nhiên, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng và 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, Việt Nam cũng chi ra 802,3 triệu USD để nhập khẩu hơn 392.455 tấn cao su trong 9 tháng đầu năm 2017.
Bênh cạnh đó, ngành cao su Việt nam cịn có nhiều thuận lợi và cơ hội khi được Nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước,
vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ mơi trường; về thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của
nước ngồi thơng qua các cơng ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiết kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc, ngun liệu cần nhập vì trong nước chưa sản xuất được hoặc không đủ đáp ứng. Đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
và ký kết các hiệp định thươngmại tự do khác, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu cao su như: Tạo lợi thế cạnh tranh về nhập khẩu do một số sản phẩm cao su Việt Nam và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ, đây là cơ hội để các khu công nghiệp và ngành cao su Việt Nam đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tận dụng ưuđãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế, đồng thời ngành có điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cao su của tỉnh Quảng Trị
Xuất phát từ cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam; thực trạng phát triển sản xuất cao su Quảng Trị có quy mơ nhỏ, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở chế biến, thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trịcó nhiều biến động phức tạp; và căn cứ vào quy hoạch phát triển cao su Việt nam và Quảng Trị đến năm 2020, luận văn xác định mục tiêu và định hướng
phát triển cao su tỉnh Quảng Trịnhư sau: - Quy hoạch diện tích cao su:
+ Nâng tổng diện tích cao su tồn tỉnh lên 22.000 – 23.000 ha năm 2020 và 25.000 ha năm 2025. Tập trung tại các huyện có lợi thế về sản xuất cao như: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Triệu Phong [17].
+ Sản lượng khai thác mủ cao su ước đạt 20.000 – 27.000 tấn, cần mở rộng diện tích cây cao su trên các đối tượng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó xem xét chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mơ phù hợp [17].
- Đẩy mạnh phương thức sản xuất gắn với cơ cấu giống đồng bộ, mật độ, kỹ thuật canh tác; kết hợp trồng rừng vành đai chắn gió để hạn chế thiệt hai cho cây cao su khi có bão xảy ra.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Để đảm bảo sản xuất cao su đúng quy trình kỹ thuật cần đẩy mạnh cơng tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thơng tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho ngườilao động trong sản xuất và khai thác cao su.
- Quy hoạch, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến mủ, tiêu thụ sản phẩm cao su và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất. Cụ thể, đầu tư đường liên vùng và đường nối từ đườngquốc lộ, tỉnh lộ vào các vùng trồng cao su; nâng cấp và xây dựng mới các vườn ươm; phát triển các dịchvụ cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, vật tư, phân bón. - Tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức, người sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi. Mặt khác đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thươngmại; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa; thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển đa dạng về các loại hình tổ chức sản xuất cao su và có các chủ trương, chính sách đảm bảophát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, định hướng mơ hình sản xuất với 2 mơ hình, mơ hình liên kết (CSTĐ) gồm nơng dân có đất, các doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mơ hình tự chủ (cao su đại điền) gồm các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng, tự chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng, năng xuất khơng ngừng tăng góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và đang đóng vai trị quan trọng trong việc thực ngành nơng nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh chưa cao. So với các địa phương khác như Bình Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh còn thấp.
Bên cạnh đó, q trình sản xuất cịn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai và dịch bệnh.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Thực trạng tình hình phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như trên do các nguyên nhân sau:
Kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; tâm lý ưa rẻ nên việc chọn giống và sử dụng phân bón chưa phù hợp với với khí hậu, thời tiết, tỷ lệ lẫn giống cao, dịng vơ tính được trồng phổ biến; cơng các chọn đất, thiết kế lô, hàng trồng, hướngng trồng, mật độ và khoảng cách trồng chưa tuần thủ quy trình khuyến cáo; cơng tác chăm sóc và bảo vệ vườn cây như bấm ngọn, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, làm sạch cỏ,...chưa thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
- Quy mơ sản xuất nhỏ, có vốn đầu tư thấp, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay. Người sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ tay nghề cịn nhiều hạn chế.
- Thiếu các cơ sở chế biến mủ, gỗ cao su đảm bảođám ứng nhu cầu sản xuất cao su trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cao su chưa đảm bảo, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất cịn thiếu và yếu.
- Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Quảng Trị có nhiều biến đổi phức tạp, sự gia
tăng thiên tai gây nhiều khó khăn và rủi ro cho sản xuất cao su. Tuy nhiên, người sản xuất có mức độ quan tâm chưa cao, chưa có biện pháp phịng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế