Đánh giá chung về tình hình phát triển cao su của tỉnh QuảngTrị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 68)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển cao su của tỉnh QuảngTrị

2.5.1. Kết quả đạt được

Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đánh giá được những kết quả đạt được trong tình hình phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như sau:

- Tỉnh Quảng Trị đã xác định được cây cao su là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (gồm cao su, hồ tiêu, cà phê). Việc trồng cây cao su đã đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều hộ dân. Phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và làm giàu.

- Việc phát triển cây cao su đều theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tỉnh đã đề ra các chủ trương, định hướng để phát triển cây cao su như Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày

25/4/2014 của HĐND tỉnh về huy động các nguồn lực và quy định định mức hỗ trợ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Việc ban hành các văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã định hướng và hỗ trợ cho việc phát triển cây cao su, mặc dù chịu sự ảnh hưởng nặng nề do thiên tai khắc nghiệt nhưng trong những năm qua diện tích cây cao su trên địa bàntỉnh không ngừng tăng.

- Việc phát triển cây cao su theo các vùng chuyên canh đã tạo ra tạo ra các vùng

nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến mủ cao su phát triển, từ đó cũng làm thay đổi đáng kể đời sống của nông dân, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những “triệu phú” nông dân làm giàu từ nông sản hàng hóa. Để tạo được những vùng chuyên canh bền vững, tỉnh đã đầu tư khá đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống như các công trìnhđiện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn...

- Trình độ sản xuất của người dân địa phương trong trồng cây cao su đã cơ bản được cải thiện. Những năm qua công tác tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường liên tục thu hút đông đảo nông dân tham gia. Nhờ đó, trình độ canh tác và nhận thức của nông dân được nângcao rõ rệt. Những ứng dụng kỹ thuật trong chăm sóc và thu hoạch cao su đã làm thay đổi cơ bản chất lượng sản xuất cao

su ở tỉnh Quảng Trị.

2.5.2 Hạn chế

- Cơ sở hạ tầng phục vụ trồng cao su tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu và yếu, nhất là đường giao thông nên khó khăn trong việc sản xuất. Hầu hết diện tích cao su tiểu điền đều không có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, chủ yếu do nhân dân tự đầu tư nên vào mùa mưa đường xá lầy lội rất khó khăn trong việc đi lại chăm sóc và khai thác.

- Quảng Trị là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, nhất là bão và lốc tố. Mỗi năm trung bình tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của từ 02 đến 03 cơn bão nên

người dân chưa an tâm và mạnh dạn đầu tư vào các vườn cao su. Như năm 2013 do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10 mà làm thiệt hại hàng nghìn ha.

- Năng suất thấp hơn bình quân chung cả nước nên hiệu quả kinh tế của cây cao su mang lại chưa được cao. Năng suất cây cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: Giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và khai thác. Nhiều

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

diện tích cây cao su ở Quảng Trị được trồng mới nhưng chưa được chú trọng các yếu tố đầu vào nên chưa cho năng suất tương ứng.

- Quy hoạch thiếu tính bền vững, chưa gắn với công nghiệp chế biến, việc phát triển cây cao su và công nghiệp chế biến cũng như các dịch vụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sự phát triển còn mang tính tự phát; nhiều nơi chưa được quy hoạch để phát huy hết lợi thế về đất đai, đảm bảo phát triển bền vững, có điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Các loại hình dịch vụ tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sảnxuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; việc định hướng thị trường tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế.

- Giống cây cao su được trồng tại tỉnh Quảng Trị chưa được quản lý chặt chẽ.

Trong các yếu tố đầu vào quyết định năng suất, cũng như sự sinh trưởng, chống sâu

bệnh của cây cao su thì giống có vai trò quyết định nhất. Tuy nhiên, hiện nay giống cây cao su ở Quảng Trị, đặc biệt là giống cây cao su của các hộ dân tự trồng thì giống cây được mua từ nhiều nguồn khác nhau, do nhân dân ham rẻ, thiếu hiểu biết

nên mua phải những cây giống có chất lượng thấp.

- Mặc dù trong những năm qua, trình độ canh tác cây cao su của các nông trường, các hộ nông dân được cải thiện nhờ thông qua các lớp tâp huấn, bồi dưỡng, đào tạo do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanhnghiệp tổ chức nhằm nâng cao kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả trong cây cao su nhưng trình độ canh tác chung chưa cao. Phần lớn các hộ dân trồng cây cao su chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới kỹ thuật canh tác. Trình độ lực lượng lao động và dân trí còn thấp nên làhạn chế lớn trong tiếp nhận khoa học kỹ thuậtvề trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su.

- Giá có nhiều biến động, những lúc giảm sâu người dân không có điều kiện đầu tư, có ý định chặt bỏ. Giá cả có vai trò quyết định trong việc người dân có đầu tư trở lại, mở rộng diện tích trồng cao su hay không. Trong những năm qua, giá mủ cao su giảm mạnh nhiều diện tích cao su ở tỉnh Quảng Trị bị cặt bỏ thay vào đó là các loại cây trồng khác hoặc người dân không đầu tư chăm sóc nên ảnh hưởng đến năng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

suất, chất lượng mủ.. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, các dự án hỗ trợ phát triển cây cao su đều gặp khó khăn về vốncũng ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Cây cao su là cây có thân mềm nên gặp gió to rất dễ gãy. Mặt khác người dân chưa biết hoặc chưa chú trọng việc trồng rừng vành đai để bảo vệdiện tích cây cao

su bên trong nên mỗi lần có bão chịu thiệt hại rất lớn.

Giá cao su giảm mạnh là do phụ thuộc vào thị trường cao su Trung quốc quá lớn. Những năm trước năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu cao su mạnh giá cả lên cao, còn sau năm 2013 Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nguyên liệu cao su thì giá xuống thấp, thậm chí có những thời điểm giá cả xuống thấp nên nguồn thu từ mủ cao su không đủ để bù đắp cho nguồn chi. Mặt khác công nghiệp chế biến cao su trong nước chưa phát triển tương xứng, nghiên liệu cao su thừa so với công suất của các nhà máy chế biến cao su trong nước.

Tỉnh Quảng Trị là tỉnh nghèo nên ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư cho phát triển cây cao su mặc dù đã được chú trọng nhưng còn hạn chế về nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân vốn vay trồng và chăm sóc cây cao su, hỗ trợ vốn phát triển công nghiệp chế biếnnguyên liệu từ cây cao su.

Thiếu đội ngũ làm công tác quy hoạch, chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cây cao su giỏi. Chưa gắn kết giữa nhà khoa học với người dân, giữa nhà khoa học với cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Để xây dựng các giải pháp phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo tín bền vững, đồng bộ, khả thi và có hiệu quả, tác giả dựa trên các cơ sở sau:

3.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thế giới

Cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực như sản xuất ôtô, bao tay cao su, đồ chơi,… Trong đó ngành công nghiệp chế tạo săm lốp chiếm từ 60-70% sản lượng cao su được sản xuất nên việc tiêu thụ cao su có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), thế giới có hơn 13,5 triệu ha cao su, trong đó 12 nước thành viên ANRPC chiếm 90%. ước tính sơ bộ, nguồn cung thế giới trong 4 tháng đầu năm 2017 thiếu hụt 466.000 tấn so với nhu cầu. Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo tăng 1,2% trong năm 2017, đạt 12,38 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung cao su toàn cầu được dự báo đạt khoảng 12,88 triệu tấn. Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những

nước sản xuất caosu tự nhiên lớn nhất thế giới tổng cộng chiếm gần 80% sản lượng

cao su toàn cầu.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu hơn 955.680 tấn cao su tự nhiên, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng và 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, Việt Nam cũng chi ra 802,3 triệu USD để nhập khẩu hơn 392.455 tấn cao su trong 9 tháng đầu năm 2017.

Bênh cạnh đó, ngành cao su Việt nam còn có nhiều thuận lợi và cơ hội khi được

Nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước,

vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi trường; về thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của

nước ngoài thông qua các công ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiết kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc, nguyên liệu cần nhập vì trong nước chưasản xuất được hoặc không đủ đáp ứng. Đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác

kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

và ký kết các hiệp định thươngmại tự do khác, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu cao su như: Tạo lợi thế cạnh tranh về nhập khẩu do một số sản phẩm cao su Việt Nam và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ, đây là cơ hội để các khu công nghiệp và ngành cao su Việt Nam đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tận dụng ưuđãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế, đồng thời ngành có điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cao su của tỉnh Quảng Trị

Xuất phát từ cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam; thực trạng phát triển sản xuất cao su Quảng Trị có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở chế biến, thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trịcó nhiều biến động phức tạp; và căn cứ vào quy hoạch phát triển cao su Việt nam và Quảng Trị đến năm 2020, luận văn xác định mục tiêu và định hướng

phát triển cao su tỉnh Quảng Trịnhư sau: - Quy hoạch diện tích cao su:

+ Nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên 22.000 – 23.000 ha năm 2020 và 25.000 ha năm 2025. Tập trung tại các huyện có lợi thế về sản xuất cao như: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Triệu Phong [17].

+ Sản lượng khai thác mủ cao su ước đạt 20.000 – 27.000 tấn, cần mở rộng diện tích cây cao su trên các đối tượng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó xem xét chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp [17].

- Đẩy mạnh phương thức sản xuất gắn với cơ cấu giống đồng bộ, mật độ, kỹ thuật canh tác; kết hợp trồng rừng vành đai chắn gió để hạn chế thiệt hai cho cây cao su khi có bão xảy ra.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Để đảm bảo sản xuất cao su đúng quy trình kỹ thuật cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho ngườilao động trong sản xuất và khai thác cao su.

- Quy hoạch, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến mủ, tiêu thụ sản phẩm cao su và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất. Cụ thể, đầu tư đường liên vùng và đường nối từ đườngquốc lộ, tỉnh lộ vào các vùng trồng cao su; nâng cấp và xây dựng mới các vườn ươm; phát triển các dịchvụ cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, vật tư, phân bón. - Tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức, người sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi. Mặt khác đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thươngmại; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa; thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Phát triển đa dạng về các loại hình tổ chức sản xuất cao su và có các chủ trương, chính sách đảm bảophát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, định hướng mô hình sản xuất với 2 mô hình, mô hình liên kết (CSTĐ) gồm nông dân có đất, các doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mô hình tự chủ (cao su đại điền) gồm các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng, tự chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng, năng xuất không ngừng tăng góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực ngành nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh chưa cao. So với các địa phương khác như Bình Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh còn thấp.

Bên cạnh đó, quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai và dịch bệnh.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Thực trạng tình hình phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như trên do các nguyên nhân sau:

Kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; tâm lý ưa rẻ nên việc chọn giống và sử dụng phân bón chưa phù hợp với với khí hậu, thời tiết, tỷ lệ lẫn giống cao, dòng vô tính được trồng phổ biến; công các chọn đất, thiết kế lô, hàng trồng, hướngng trồng, mật độ và khoảng cách trồng chưa tuần thủ quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)