CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su tỉnh QuảngTrị
2.3.4. Yếu tố thị trường
a, Phương thức tiêu thụ
Trên thị trường tiêu thụ mủ cao su của tỉnh Quảng Trị, phương thức tiêu thụ được diễn ra khá đơn giản.
Đối với hộ tiểu điền, thị trường của cây cao su Quảng Trị chủ yếu là thị trường nội địa, phục vụ cho các cơ sở sản xuất mủ cao su trên địa bàn. Mủ cao su sau khi
cạo sẽ bán cho các thương lái. Sau đó thương lái lớn, nhỏ thu gom bán cho nhà máy
chế biến trên địa bàn tỉnh hoặc các hộ cao su tiểu điền bán mủ cao su cho các đại lý thu gom của nhà máy chế biến. Các hộ tiểu điền bán mủ cho các nhà máy chủ yếu là thỏa thuận theo giá cả thị trường chứ chưa có hợp đồng.
Đối với cao su đại điền, các doanh nghiệp, nơng trường có nhà máy thì phục vụ cho cơng suất chế biến của nhà máy cao su đó, nếu khơng có thì họ thỏa thuận theo hợp đồng với các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh theo giá cả và các điều khoản cụ thể để tiêu thụ và chế biến mủ cao su.
Dù là loại hình tiểu điền hay đại điền, mủ cao su vẫn được tập trung về các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Các nhà máy sau khi chế biến cao su thành dạng mủ khô chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, công ty chế biến cao su Camel tại Quảng Trị, công ty DRC tại Đà Nẳng, một số ít gửi cho tập đồn cao su Việt Nam phân phối.Phương thức tiêu thụ được hình thành qua nhiều năm và hoạt động nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mủ cao su trên địa bàn tỉnh.
b, Giá cả
Cao su là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng giá cao su phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới. Kể từ năm 2010 tới này, giá cao su sau khi đạt đỉnh cao trong quý 2/2011 đã hình thành xu hướng giảm cho cuối năm 2013 và giá mặt hàng này vẫn có hiện tượng giảm chậm. Thực tế này là hệ quả của việc nguồn cung cao su tồn cầu duy trì tốc độ tăng khá trong khi nhu cầu tiêu thụ những năm 2011-2012
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
có xu hướng sụt giảm do sự suy giảm kinh tế tồn cầu, và theo quy luật cung cầu thì giá cao su liên tục sụt giảm trong thời gian này. Tuy nhiên, các nền kinh tế lớn trên thế giới dần hồi phục trởlại trong giai đoạn 2014-2016 thì giá cao su thế giới đang dần lấy lại cânbằng và tăng giá trở lại khi nhu cầu sản xuất của ngành công nghiệp thế giới gia tăng trở lại.Mặc dù, giá cao su có nhiều biến động nhưng hiện nay cây cao su vẫn có nhiều ưu thế về khả năng ổn định thị trường. Có nhiều kỳ vọng giá cả thị trường sẽ ấm lên, giúp tạo đầu ra ổn định cho người nông dân hơn so với các loại cây trồng khác.
Ngược lại với sự tăng lên về nhu cầu sản phẩm cao su và cà phê, sự tăng giá liên tục của các loại phân bón làm gia tăng nỗi phiền muộn của người nông dân.
Kết quả phỏng vấn các hộ trồng cao su cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình biến động giá của cao su (mủ nước), phân NPK (16:16:8) trên thị trường tỉnh Quảng Trị qua đồ thị sau:
0 2 4 6 8 10 12 2015 2016 2017 Giá cao su Giá phân
Đồ thị 2.1: Biến động giá cao su và giá phân NPK trên thị trường Quảng Trị
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Giá cao su ở đây là giá của loại mủ nước. Thời điểm thấp nhất giá mủ nước chỉ
7000đ/kg, thời điểm cao nhất giá mủ nước cao su là 11000đ/kg. Tuy nhu của cây cao su là nhu cầu phân Urê, lân, kali riêng biệt nhưng người dân ở địa bàn tỉnh Quảng Trị sử dụng phổ biến loại phân bón tổng hợp NPK(16:16:8) trong đó có bao gồm các thành phần Urê, lân, kali cho cây cao su. Vì vậy tác giả phân tích biến
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của giá cả thị trường đếnlợi nhuận của 1 ha cao su Giá phân NPK (1000 đ/kg) Giá phân NPK (1000 đ/kg) 8 9 11 Giá cao su (1000 đ/kg) 7 16378 15778 14578 10 32631 32031 30831 11 38048 37448 36248
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Số liệu tính tốn cho thấy, với mức giá bình qn trong giai đoạn nghiên cứu
(cao su 10 ngàn đồng/kg, phân NPK 9 ngàn đồng/kg), lợi nhuận 1 ha cao su là
32031 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu giá mủ cao su tươi giảm xuống chỉ còn 7 ngàn
đồng/kg và giá phân NPK tăng lên đến 11 ngàn đồng kg thì 1 ha người nơng dân sẽ chỉ có lợi nhuận 14578 triệu đồng, giảm gần 2,2 lần so với mức giá trong giai đoạn điều tra. Tương tự, nếu giá phân bón NPK chỉ còn 8 ngàn đồng/kg, giá mủ cao su tươi tăng lên 11 ngàn đồng/kg thì người nơng dân sẽ có lợi nhuận lên đến 38048
triệu đồng. Những phân tích này cho thấy, thị trường có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người sản xuất.