CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su tỉnh QuảngTrị
2.3.3. Chế biến và xuất khẩu cao su
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện có 7 nhà máy, cơ sở chế biến cao su thuộc các cơng ty đóng trên địa bàn với tổng cơng suất lên đến 22500 tấn/năm. Với hệ thống doanh nghiệp thu mua, chế biến tại địa phương, sản lượng mủ cao su hiện tại không đủ nguồn cung cho các doanh nghiêp.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Bảng 2.15: Hệ thống cơ sở chế biết mủ cao su tại tỉnh Quảng Trị
ĐVT: tấn/năm
STT Cơ sở chế biến Địa chỉ Công suất
(tấn/năm)
Tỷ trọng (%)
1 Công ty cao su Quảng Trị TP Đông Hà 10000 44,44
2 Công ty TNHH MTV Trường Anh Vĩnh Linh 500 2,22
3 Công ty cổ phần Nông sản Tân Lâm Cam Lộ 500 2,22 4 Công ty cổ phần Cao su Bến Hải Vĩnh Linh 4500 20,00
5 DNTN Trần Dương Gio Linh 500 2,22
6 Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ Cam Lộ 5000 22,22 7 Công ty TNHH MTV HVL Vĩnh Linh 1500 6,67
Tổng 22500 100
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị)
Người nông dân sau khi thu hoạch mủ sẽ bán mủ cho hệ thống trạm thu mua
của các nhà máy hoặc có thể là trạm của các cá nhân khác sau đó họ đưa về nhà máy của các doanh nghiệp này. Nhìn chung, cơng tác thu mua, tiêu thụ sản phẩm ở đây khá đảm bảo, trừ các biến động của thị trường. Sản lượng mủ cao su của tỉnh Quảng Trị sản xuất ra sẽ được các cơ sở, nhà máy này tiêu thụ hết. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn còn tồn tại như:
Thứ nhất, người dân bất chấp chất lượng, trộn tạp chất vào mủ cao su để tăng trọng lượng. Ngoài các tạp chất về đất, đá, người dân cịn trộn lẫn các hóa chất khác như phân lân, đường kính, tinh bột sắn, đặc biệt là phèn chua, axit sulfuric H2SO4 để đánh đông và tăng trọng lượng mủ cao su nước [20]. Điều này làm cho các nhà máy chế biến cao su bị tăng chi phí, tỷ lệ hao hụt lớn cũng như ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm được chế biến từ mủ cao su.
Thứ hai, vẫn cịn tình trạng thương lái ép giá nơng dân. Thông thường, mủ cao
su được thu mua tận vườn hoặc chở tới trạm thu mua. Ngồi ra người dân khơng có
nhiều lựa chọn khi họ khơng có điều kiện chở mủ đi xa vì mủ thu hoạch hàng ngày. Vì vậy người dân phụ thuộc nhiều vào việc thu mua tại chỗ. Chí vì vậy những người
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Thứ ba, thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ nơng sản thực hiện chưa tốt, chưa có nhà máy nào triển khai hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân khiến người nông dân không chủ động được thu nhập và phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường.