Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su tỉnh QuảngTrị

2.3.5. Yếu tố tự nhiên

a) Bão

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Trị chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra, cây cao su là cây trồng không ngoại lệ, tuy nhiên với cao su nếu trồng bão đảm quy trình khuyến cáo của cơ quan chuyên môn (Quy hoạch vùng trồng, chọn loại giống để trồng, kỹ thuật trồng, chế độ khai thác, đai rừng phịng hộ...) thì sẽ giảm thiểu rất nhiều tác hại do gió bão gây ra (trừ bão lớn có gió giật mạnh trên cấp 9 - 10).

Bảng 2.17: Ảnh hưởng của bão đến diện tích và sản lượng cao su từ 2011-2017 Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng diện tích thiệt hại Ha 150 0 2881 0 0 0 1102

KTCB Ha 79,2 0 1201 0 0 0 332

KD Ha 70,8 0 1680 0 0 0 770

Tổng sản lượng thiệt hại Tấn 92,04 0 3774 0 0 0 1001

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Những thiệt hại do bão và lốc tố gây ra cho cây cao su trong giai đoạn 2011- 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:

Năm 2011, ngày 30/9/2011 cơn bão số năm có tên quốc tế là NESAT gây ra lốc xốy và gió giật mạnh trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, đã làm ảnh hưởng đến 150ha cao su, trong đó gãy đổ hồn tồn 79,2 ha cao su KTCB và 70,8ha diện tích cao su thời kỳ kinhdoanh, tổng sản lượng thiệt hại ước tính là 92,04 tấn.

Năm 2013, ngày 30/9/2013, ảnh hưởng của cơn bão số 10 trên Biển Đơng, có tên quốc tế là WUTIP sau khi đi ngang qua đảo Cồn Cỏ, bão số 10 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Hà Tỉnh - Quảng Bình. Tỉnh Quảng Trị tuy bão không đổ bộ trực tiếp nhưng do ảnh hưởng của hồn lưu bão, tại đảo Cồn Cỏ có gió giật mạnh 43m/s (cấp

14), Tại Vĩnh Linh, gio Linh gió giật cấp 10-11, tại Đơng Hà và một số huyện khác có gió giật mạnh 24m/s (cấp 9) trong nhiều giờ làm cây cao su bị đổ, gãy: 7.076,12

ha (chiếm 36,88% diện tích trồng cao su), trong đó: đổ gãy trên 70% là 4.116,08 ha.

Như vậy diện tích thiệt hại hồn tồn cao su tương ứng là 2881 ha, sản lượng ước tính thiệt hại 3774 tấn.

Năm 2017, cơn bão số 10 đổ bộ vào tháng 9 năm 2017 đã tàn phá 2.882,6 ha

cao su (huyện Vĩnh Linh 1.936 ha, thiệt hại hoàn toàn là 981 ha; huyện Gio Linh 864 ha, thiệt hại hồn tồn 38 ha; huyện Hướng Hóa 10 ha; huyện Cam Lộ 70,6 ha bị thiệt hại hoàn toàn; huyện Triệu Phong 02 ha)

Như vậy, trong vòng nhiều năm, tỉnh Quảng Trị phải đối mặt liên tục với nhiều cơn bão mạnh, cây cao su lại là cây khơng chịu được gió nên bão đã gây thiệt hại đến cây cao su và có nhiều cơn bão tàn phá cao su nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người trồng cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)