Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thếgiới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 72 - 73)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thếgiới

Cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực như sản xuất ôtô, bao tay cao su, đồ chơi,… Trong đó ngành công nghiệp chế tạo săm lốp chiếm từ 60-70% sản lượng cao su được sản xuất nên việc tiêu thụ cao su có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), thế giới có hơn 13,5 triệu ha cao su, trong đó 12 nước thành viên ANRPC chiếm 90%. ước tính sơ bộ, nguồn cung thế giới trong 4 tháng đầu năm 2017 thiếu hụt 466.000 tấn so với nhu cầu. Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo tăng 1,2% trong năm 2017, đạt 12,38 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung cao su toàn cầu được dự báo đạt khoảng 12,88 triệu tấn. Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những

nước sản xuất caosu tự nhiên lớn nhất thế giới tổng cộng chiếm gần 80% sản lượng

cao su toàn cầu.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu hơn 955.680 tấn cao su tự nhiên, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng và 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, Việt Nam cũng chi ra 802,3 triệu USD để nhập khẩu hơn 392.455 tấn cao su trong 9 tháng đầu năm 2017.

Bênh cạnh đó, ngành cao su Việt nam còn có nhiều thuận lợi và cơ hội khi được

Nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước,

vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi trường; về thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của

nước ngoài thông qua các công ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiết kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc, nguyên liệu cần nhập vì trong nước chưasản xuất được hoặc không đủ đáp ứng. Đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác

kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

và ký kết các hiệp định thươngmại tự do khác, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu cao su như: Tạo lợi thế cạnh tranh về nhập khẩu do một số sản phẩm cao su Việt Nam và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ, đây là cơ hội để các khu công nghiệp và ngành cao su Việt Nam đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tận dụng ưuđãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế, đồng thời ngành có điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)