CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH
3.2. Giải pháp về phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn tỉnh QuảngTrị
3.2.2. Tăng cường các nguồn lực phát triển sản xuất cao su
a) Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất cao su
Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư. Tạo môi trường thơng thống, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách khuyến khích và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng.
- Về thu hút vốn: đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân.
- Các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trồng, cũng như đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị.
- Các hộ nông dân và các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su được vay vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất nguyên liệu.
- Chú trọng việc huy động vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, tranh thủ huy động nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Chú trọng phổ biến thông tin về đầu tư các dự án cây trồng vật ni có hiệu quả kinh tế cao để thu hút nguồn vốn đầu tư.
b) Tăng cường lao động có chất lượng để phát triển sản xuất cao su
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi q trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần đẩy mạnh công tác đào tạo về kỹ thuật sản xuất cao su để nâng cao tay nghề cho người lao động, cụ thể:
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.
Trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc được với thực tế, thực hiện phương thức “Cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà khơng để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.
Bênh cạnh đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại các vườn cây cao su cũng cần chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các nhà máy chế biến cao su để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su.
Cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức và trang trại sử dụng lao động địa phương vào sản xuất và chế biến cao su.
c) Tăng cường phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất cao su
Khoa học - công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong phát triển sản xuất.
Yếu tố cơ bản nhất để tăng năng suất lao động là cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Vì vậy, phải tăng cường phát triển khoa học - công nghệ trong việc thúc đẩy nhanh và bền vững quá trình chuyển dịch cơ cấucây trồng.
Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng trong sản xuất cao su cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật sau:
- Về giống: Cần quản lý giống chặt chẽ về chất lượng và bão đảm đúng giống theo khuyến cáo. Khi tiến hành trồng nên chọn giống có khả năng chống chịu bão cao, bộ rễ tốt, tán lá thấp, thân cứng. Tăng cường trồng mới và sử dụng các giống có khả năng chống, chịu gió như RRIC 100, RRIC 121, RRIM 712, RRIM 600, GT1...
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Lựa chọn cây con có hai tầng lá để trồng, ưu tiên dạng tum bầu, để cây nhanh ổn định và phát triển, chống chịu được mưa rét, gió bão...
- Về kỹ thuật trồng: Trồng âm so với mặt đất tối thiểu 20cm. Tùy theo từng địa hình và sự tác động tổng hợp của các hướng gió có liên quan để chọn hướng trồng thích hợp nhưng ở tỉnh ta vẫn chủ yếu theo hướng Đơng Bắc-Tây Nam, tạo khoảng trống cho gió lùa và hạn chế tác hại của hướng gió chính. Ở những vùng khơng kín gió sẽ khơng để cây cao su phát triển quá cao bằng cách cắt ngọn khi cây đã lên từ 2-3m.
- Vành đai chắn gió: Tất cả các vườn cao su phải trồng vành đai chắn gió (Tất nhiên vành đai chắn gió cũng chỉ có tác dụng khi bão từ cấp 10 trở lại). Thiết lập đai chắn gió nhiều tầng với sự kết hợp các loại cây như tràm hoa vàng, keo lai và các cây bụi tầng thấp... Giữa các vườn cao su, nên giữ lại rừng tự nhiên và khoanh ni tái sinh để tạo vành đai chắn gió và dưới tán cao su có thể trồng thêm các loại cây có tán thấp để tăng khả năng che chắn gió.
- Khuyến cáo các hộ dân có diện tích cao su đang trong thời kỳ lấy mủ cần khai thác đúngquy trình kỹ thuật để bão đảm sức chống chịu cho vườn cây, khơng nên vì lợi ích trước mắt mà khai thác theo kiểu "vắt kiệt".