Các nhân tố xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Các nhân tố xã hội

Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; Là điều kiện, là cơ sởđể

tiến hành sản xuất cao su. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất và đến việc phân phối sản phẩm cao su. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến

năng suất và kết quả sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm:

a, Lao động trong sản xuất cao su

Là một yếu tố không thể thiếu. Quy mô của ngành sản xuất cao su phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ lao động. Với các ngành có số lượng

lao động đông, lực lượng lao động có tay nghề cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở ngành đó có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ quản lý.

Ởnước ta tỷ lệlao động nông nghiệp chiếm gần 80%, đa sốlà lao động thủ công do

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao su một cách có hiệu quả.

b, Tập quán canh tác cao su và phong tục từng địa phương

Đây là một yếu tốảnh hưởng không nhỏđến quá trình sản xuất và ảnh hưởng

đến năng suất sản lượng mủ cao su. Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tư

thâm canh. Việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân thấy

rõ được tầm quan trọng của đầu tư thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đểtăng năng suất, sản lượng cao su là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)