Kinh nghiệm phát triển sản xuất sản xuất cao su tại một số địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 31 - 32)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất sản xuất cao su tại một số địa phương trong

trong nước.

a, Kinh nghim ca tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh trồng cao su lớn ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm cần học tập như :

Thứ nhất, nắm bắt xu hướng thị trường để chọn hướng đi phù hợp. Khi giá cao su cao, tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển diện tích trồng cây cao su để tăng sản lượng và

đầu tư chăm sóc đểtăng năng suất mủ cao su. Trong những năm gần đây, giá cao su

có nhiều biến động giảm, tỉnh Bình Dương khuyến khích người dân ngừng khai thác mủ nếu tính chi phí khai thác và lơi ích thu lại nhưng vẫn duy trì chăm sóc vườn cây để không làm mất năng suất và chất lượng mủ.

Thứ hai, tập trung cải thiện vườn cây cao su sao khi đến hết chu kỳ khai thác. Cây cao su có thời gian kinh doanh và chu kỳ cho mủ nhất định. Vì vậy những vườn

cây cao su già, đến thời kỳ phải thay là phải mạnh dạn phá, trồng mới lại. Trước khi trồng mới lại phải cải tạo đất để cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng mới.

Thứ ba, liên kết mạnh mẽ giữa người trồng cây và các doanh nghiệp trên địa

bàn để người dân đảm bảo được đầu ra mà doanh nghiệp chế biến đảm bảo được

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

phải kiểm soát chặt chẽ để mủ thu mua đạt chất lượng nhất, không ảnh hưởng đến sản phẩm cao su của các nhà máy.

b, Kinh nghiệm của tỉnh Đắc Lắc

Thứ nhất,không phát triển cao su theo phong trào mà phải có bước đi phù hợp. Trước tình hình giá cao su không còn ngất ngưỡng như trước đây, tỉnh Đắc Lắc siết chặt quy mô trồng cây cao su, không để người dân trồng thiếu quy hoạch, tự phát rồi cuối cùng thiệt hại cho người dân. Đắc Lắc luôn theo sát chủ trương của Chính phủ trong trồng cây cao su. Chính phủ có quy hoạch phát triển cao su trong từng giai đoạn của cả nước. Tuy nhiên nhiều địa phương không có quy hoạch của Chính phủ đã nóng vội trồng cao su làm thiệt hại rất lớn cho người trồng và cho kinh tế.

Thứ hai, luôn sát cánh cùng người nông dân trông sản xuất cao su. Do giá cả bất ổn, nhiều người dân muốn chặt bỏ cây cao su do tâm lý lo ngại giá tiếp tục giảm. Nhiều hộ dân ở Đắc Lắc đã tự phát chặt bỏ cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, thậm chí cả diện tích đang mắt đầu khai thác để trồng tiêu, cà phê. Tỉnh Đắc Lắc đã cử cán bộ địa phương kiểm tra, rà soát diện tích cao su và làm tốt công tác tuyên truyền để người dân yên tâm tiếp tục đầu tư, chăm sóc vườn cây, không để vườn cây xuống cấp mà phải áp dụng các kỹ thuật chăm sóc tối thiểu chờ giá cao trở lại.

Thứ ba, chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với người nông dân trong trồng cây cao su. Đắc Lắc khuyến khích các công ty cao su trên địa bàn tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương triển khai liên kết với các hộ trồng cao su để chuyển giao tiến bộ kỹ thuận trong việc chăm sóc, khai thác mủ; thu mua, bao tiêu

sản phẩm cho nông dân để tránh tính trạng tư thương ép giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)