Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cao su của tỉnh QuảngTrị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 73 - 74)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cao su của tỉnh QuảngTrị

Xuất phát từ cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam; thực trạng phát triển sản xuất cao su Quảng Trị có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở chế biến, thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trịcó nhiều biến động phức tạp; và căn cứ vào quy hoạch phát triển cao su Việt nam và Quảng Trị đến năm 2020, luận văn xác định mục tiêu và định hướng

phát triển cao su tỉnh Quảng Trịnhư sau: - Quy hoạch diện tích cao su:

+ Nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên 22.000 – 23.000 ha năm 2020 và 25.000 ha năm 2025. Tập trung tại các huyện có lợi thế về sản xuất cao như: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Triệu Phong [17].

+ Sản lượng khai thác mủ cao su ước đạt 20.000 – 27.000 tấn, cần mở rộng diện tích cây cao su trên các đối tượng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó xem xét chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp [17].

- Đẩy mạnh phương thức sản xuất gắn với cơ cấu giống đồng bộ, mật độ, kỹ thuật canh tác; kết hợp trồng rừng vành đai chắn gió để hạn chế thiệt hai cho cây cao su khi có bão xảy ra.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Để đảm bảo sản xuất cao su đúng quy trình kỹ thuật cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho ngườilao động trong sản xuất và khai thác cao su.

- Quy hoạch, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến mủ, tiêu thụ sản phẩm cao su và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất. Cụ thể, đầu tư đường liên vùng và đường nối từ đườngquốc lộ, tỉnh lộ vào các vùng trồng cao su; nâng cấp và xây dựng mới các vườn ươm; phát triển các dịchvụ cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, vật tư, phân bón. - Tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức, người sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi. Mặt khác đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thươngmại; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa; thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Phát triển đa dạng về các loại hình tổ chức sản xuất cao su và có các chủ trương, chính sách đảm bảophát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, định hướng mô hình sản xuất với 2 mô hình, mô hình liên kết (CSTĐ) gồm nông dân có đất, các doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mô hình tự chủ (cao su đại điền) gồm các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng, tự chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)