Công tác quy hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CỦA TỈNH

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su tỉnh QuảngTrị

2.3.2. Công tác quy hoạch sản xuất

Tỉnh Quảng Trị đã ban hành các chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo của địa phương trong đó có liên quan đến chính sách phát triển cây cao su, bao gồm:

- Nghị quyết số 01/2014/NG-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND

tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 11 về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

đến năm 2020;

- Quyết định 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị

về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Theo đó, quy hoạch cây cao su được nêu tại nghị quyết 01/2014 như sau: “Cây cao su: diện tích cao su tồn tỉnh đạt 26.000 ha đến năm 2020. Tập trung phát triển

vùng phía Tây các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đakrơng, Hải

Lăng, Triệu Phong”.[11]

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Trị đã điều chỉnh lại quy hoạch để sát với thực tế. Theo báo cáo số 62/BC-SNN ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Sở Nôngnghiệp và PTNN tỉnh Quảng Trị về tình hình phát triển cây cao su, theo đó quy hoạch đã thay đổi theo hướng “nâng diện tích tồn tỉnh lên 22000-23000ha năm 2020 và 25000ha năm 2025. Tập trung các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Triệu Phong. Sản lượng khai thác năm 2020 ước đạt 20.000-27000

tấn. [17]

Để thực hiện tốt quy hoạch đề ra, tỉnh Quảng Trị đã ban hành các chủ trương phát triển cao su tiểu điền, tạo ra nhiều vùng sản xuất chuyên canh, góp phần chuyển phương thức, quy mô sản xuất nông nghiệp từ phân tán nhỏ lẻ sang sản xuất có tính tập trung với quy mơ sản xuất hàng hóa lớn. Đến hết năm 2016, tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 19945,6 ha. Đây là kết quả khả quan của thực hiện công tác quy hoạch, tuy nhiên bên cạnh những định hướng cho phát triển sản xuất cao su ở tỉnh Quảng Trị thì phần lớn các vùng cao su tiểu điền đã được quy hoạch song chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông và một số vấn đề

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Thứ nhất,về cơ sở hạ tầng giao thơng. Dự án Đa dạng hóa nơng nghiệp đã đầu tư xây dựng đường lô trong các khu vực sản xuất nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đa số mủ thu hoạch, người dân đều phải chở bằng xe máy, tốn kém chi phí vận chuyển.

Thứ hai, về quy hoạch khu vực sản xuất. Theo tài liệu hướng dẫn của Tổng cục

Cao su, cao su trồng trên các vùng đất có độ dốc <8º, hàng trồng theo hướng Bắc Nam; ở các vùng đất có độ dốc >8º, hàng trồng theo đường đồng mức.Trên thực tế, tại tỉnh Quảng Trị trồng nhiều nơi chưa đảm bảo đúng theo yêu cầu, người dân còn tận dụng đồi núi thấp để trồng cao su, bỏ qua yêu cầu về độ dốc làm ảnh hưởng cây cao su, khó khăn trong hạn chế xói mịn và thiệt hại của cây.

Thứ ba, về chống gió bão cho cây cao su. Cao su là loại cây chịu gió kém, với tốc độ gió > 3m/s cành cao su có thể bị gãy. Để chống bão cho cây, trồng rừng phòng hộ hoặc hệ thống vành đai là giải pháp khá hiệu quả nhưng trong thực tế hướng phát triển của tỉnh Quảng Trị là cao su tiểu điền nên trồng rừng phòng hộ

khó có thể làm được. Đối với trồng vành đai, người dân họ lại luôn tận dụng đất tối đa để trồng cao su mà bỏ qua hệ thống vành đai. Hiện tại ngành Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo, phía Đơng khơng phát triển cao su, mà lên phía Tây vùng Hướng Hóa, Đakrơng, vùng Tây Vĩnh Linh vì thơng thường bão vào đất liền lên đến miền Tây thì gió giảm, ở đó vành đai tốt hơn và bão suy yếu nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi giống cho cây cao su, đưa giống có khả năng chống bão cao vào trồng đang được thực hiện nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu cho toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)