Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 26)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố vĩ mô

a, Chính sách phát trin cao su

Cũng như những ngành khác, sự phát triển sản xuất cao su luôn phụ thuộc vào

chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước. Mỗi giai đoạn, Nhà nước đều có quy hoạch chung cho phát triển ngành cao su. Nếu chính sách định hướng phát triển, mở rộng quy mô… sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợngười dân trong trồng trọt và

khai thác cao su cũng như các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất cao su. Chính sách phát triển là cơ sở đểcác địa phương xây dựng quy hoạch sản xuất cao su. Nếu chính sách có nhiều hỗ trợ cho người trồng cây như hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, giải quyết đầu ra tốt cho người nông dân thì người dân sẽ có những đầu tư nhất định cho cây cao su, góp phần phát triển sản xuất cao su theo đúng định hướng chung của

Nhà nước.

b, Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Thị trường cao su là nơi trao đổi các sản phẩm hàng hóa cao su giữa người

mua và người bán. Người sản xuất và kinh doanh cao su luôn quan tâm đến thị trường của mủ cao su và các sản phẩm từ cao su. Nếu thị trường có nhu cầu lớn, giá cả phải chăng mà nguồn cung cấp còn thiếu thì đó chính là cơ hội để mở rộng, phát triển cao su. Nếu thị trường ảm đạm, không có nhiều nhu cầu cho cao su thì cũng không nên mở rộng đầu tư sản xuất cao su vì rất có thể bị lỗ trong tương lai. Vì vậy trong quy hoạch phát triển sản xuất cao su, yếu tố thì trường luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm hàng đầu. Cần xem xét kỹ nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng của địa phương mình để có những chiến lược mở rộng, phát triển phù hợp để việc sản xuất cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

c, Giá cả của sản phẩm cao su

Song song với vấn đề lựa chọnthị trường tiêu thụ sản phẩm cao su thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến thành bại của hoạt động sản xuất cao su. Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng như chịu sự tác động của chúng. Nếu giá cả của sản phẩm cao thì có nhiều người muốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh cao su. Nếu giá quá thấp không đủ trang trải các chi phí thì việc đầu tư sẽ ảm đạm, sự phát triển sẽ ì ạch, kém hiệu quả. Giá cả và cung cầu của thị trường phụ thuộc nhau, nếu cung vượt cầu thì giá sẽ giảm và ngược lại. Vì thế, cần kiểm soát lượng cung của thị trường và dự báo tốt lượng cầu để đón đầu được xu hướng biến đổi của giá, không vì giá cao mà thi nhau trồng cao su không có quy hoạch sẽ dẫn đến giá thấp và lỗ vốn trong tương lai.

d, Sự phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất cao su

Sự phát triển của hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất cao su bao gồm những dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất cao su như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… và những cơ sở sản xuất, tiêu thụ, các doanh nghiệp kinh doanh cao su. Hệ thống dịch vụ hỗ trợcác có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất cao su. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cao su

được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phần nâng cao giá trị

của hàng hóa cao su nói riêng.

Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, điều này sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)