Tình hình cơ bản của tỉnh QuảngTrị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh QuảngTrị

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 160

18’ đến

17010’ vĩ độ Bắc và 1060

32’ đến 1070

34’ kinh độ Đông [19]. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ. Trong đó thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh.

Quảng Trị có giao thông khá thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia, quốc tế đi qua gồm: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam. Quốc lộ 9 nối liền 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây

qua cửa khẩu quốc tế Lao Bão và cửa khẩu quốc gia La Lay. Cùng với 75 km bờ biển, cảng biển Của Việt, Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế.

2.1.1.2. Điều kiện địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

- Địa hình núi cao:Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-300. Địa hình

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. [14]

- Địa hình gò đồi, núi thấp:Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồitrung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan ở huyện Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong,

Gio Linh, Vĩnh Linh.

- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa

hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư.

Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng

sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là có các vùng sản xuất cao su tiêu biểu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và một số huyện khác.

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240

– 250C ở vùng đồng bằng và từ 220

– 230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ xuống thấp. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 280

– 300C, tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 400

– 420C. Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70

– 90C. Nhìn chung,

nhiệt độ ở Quảng Trị thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Chế độ mưa: Quảng Trị có lượng mưa bình quân khá cao từ 2.200 – 2.500

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm). Trong mùa mưa, lượng mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn nên thường gây lũ lụt; mùa hè kéo dài, thời gian mưa ít nên thường gây ra khô hạn. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.

- Gió: Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 8) thường gây hạn hán làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh

trưởng và phát triển của cây trồng và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) kèm theo mưa nên dễ gây ra lũ lụt.

- Bão và lũ lụt: Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, ở Quảng Trị mùa bão thường là từ tháng 7 đến tháng 11. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũng như đời sống

nhân dân.

Khí hậu Quảng Trị tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển.

2.1.1.4. Tài nguyên nước

Quảng Trị có 12 con sông lớn hình thành 3 hệ thống sông chính là: Sông Bến Hải, Sông Thạch Hãn, Sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ở đây thường ngắn và dốc, đây cũng là điều kiện phát triển mạng lưới thủy điện, phổ biến ở miền núi vùng Đakrông, Hướng Hóa. Với hệ thống sông ngòi đó ở đồng bằng đã xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, nhỏ góp phần chủ động trong việc cung cấp nước cho hệ thống nông nghiệp tỉnh.

2.1.2. Đặc điểmkinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị

2.1.2.1. Dân số và lao động

Quảng Trị có 8 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với 141 xã, phường, thị trấn. Năm 2016, tỉnh có 623.528 người, chiếm khoảng 0,66% dân số cả nước.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ phát triển (%) 2016/ 2014 Bq SL % SL % SL % % % Tổng dân số 616570 100 619948 100 623528 100 101,13 100,56 -Nam 303827 49,28 305645 49,30 306041 49,08 100,73 100,36 -Nữ 312743 50,72 314303 50,70 317487 50,92 101,52 100,76 Tổng lao động 348640 100 349715 100 348854 100 100,06 100,03 Theo giới tính 348640 100 349715 100 348854 100 100,06 100,03 -Nam 172019 49,34 174571 49,92 175279 50,24 101,90 100,94 -Nữ 176621 50,66 175144 50.08 173575 49.76 98,28 99,13 Theo khu vực 348640 100 349715 100 348854 100 100,06 100,03 -Thành thị 99079 28,42 97936 28,00 96977 27,80 97,88 98,93 -Nông thôn 249561 71,58 251779 72,00 251877 72,20 100,93 100,46

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2016)

Về dân số, trong giai đoạn 2014-2016, dân số tỉnh Quảng Trị tăng bình quân 0,56%/năm (trong đó dân số nam tăng bình quân 0,36%/năm, dân số nữ tăng bình quân 0,76%/năm), năm 2016 tăng 1,13% so với năm 2014 (trong đó dân sốnam tăng 0,73%, dân số nữ tăng 1,52%).

Về lao động, trong giai đoạn 2014-2016 tăng bình quân 0,3%/năm. Năm

2016, số lao động trong độ tuổi năm 2016 là 348854 người tăng 0,6% so với năm

2014. Điều này cho thấy dân số tỉnh Quảng Trị là dân số trẻ. Đây là thế mạnh để phát triển kinh tế.Số lao động thành thị chiếm 27,8%, lao động nông thôn chiếm 72,2% tổng số lao động toàn tỉnh [5]. Như vậy lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng khá lớn. Với lực lượng lao động nông thôn lớn như vậy là thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là lao động cho sản xuất cao su.

2.1.2.2. Tình hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Trị là 473.744 ha. Quy mô, cơ cấu đất

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Tỉnh Quảng Trị có vùng đất đỏ bazan thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày. Đất trồng cao su là 19.945,6ha chiếm 4,21 tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 16,43 đất sản xuất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp là 40.362 ha chiếm 8,52% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 46.096ha chiếm 9,73% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất bằng, đất đồi núi và núi đá không có rừng cây. Với diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, tỉnh cần có các chính sách quy hoạch, thu hút các nguồn đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử

dụng nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ nguồn sinh thái, giảm thiểu xói mòn đất đai.

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2016

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I. Đất nông nghiệp 387.286 81,75

1. Đất sản xuất nông nghiệp 121.371 25,62

- Đất trồng cây cao su 19.945,6 4,21

- Đất trồng cây khác 101.425,4 21,41

2. Đất lâm nghiệp có rừng 262.877 55,49

3. Đất nuôi trồng thủy sản 2.926 0,62

4. Đất nông nghiệp khác 112 0,02

II. Đất phi nông nghiệp 40.362 8,52

III. Đất chưa sử dụng 46.096 9,73

Tổng diện tích đất tự nhiên 473.744 100

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị 2016)

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế của tỉnh khá nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế đã có bước dịch chuyển theo hướng tích cực đó là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên theo từng năm.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2016 (Tính theo giá so sánh năm 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL % SL % SL % Tổng số 6.398.014 100 6.679.447 100 6.767.278 100 1. Nông nghiệp 4.689.643 73,3 4.842.219 72,49 5.193.908 76,75 Trồng trọt 3.264.088 69,6 3.301.256 68,17 3.537.820 68,11 Chăn nuôi 1.207.332 25,75 1.312.001 27,11 1.418.860 27,32 Dịch vụ nông nghiệp 218.223 4,65 228.962 4,72 237.228 4,57 2. Lâm nghiệp 606.193 9,47 674.037 10,09 737.510 10,9 3. Thủy sản 1.102.178 17,23 1.163.191 17,42 835.860 12,35

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị 2016)

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hoạt động trồng trọt vẫn là chủ yếu. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt được 3.537.820 triệu đồng, chiếm 68,11% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2016, do sự cố môi trường biển làm cho giá trị sản xuất ngành thủy sản giảm một cách rõ rệt, giảm 5,7% so với năm 2015.

2.2. Tình hình phát triển cây cao su tại Quảng Trịgiai đoạn 2011-2016 2.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su 2.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su

Cây cao su hiện là một trong 03 cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, với tổng diện tích năm 2012 là 19.188 ha, số hộ tham gia cao su tiểu điền 20.138 hộ. Cao su được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là cây đa mục đích theo Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 9 năm 2008.[1]

Cây cao su đã có mặt từ lâu trên địa bàn tỉnh quảng Trị, Từ năm 1948 người Pháp đã đem cây cao su vào trồng thử nghiệm tại xã Vĩnh Hoà - Huyện Vĩnh Linh (Huyện Bến Hải củ) với diện tích nhỏ; Qua thực tế cho thấy cây cao su thích nghi

tốt với điều kiện đất đai và khí hậu trên địa bàn.

Năm 1959, Trung ương có chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn khu vực Vĩnh Linh (Nay là huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị) với diện tích ban đầu khoảng 600 ha, đến năm 1961 có khoảng 1.000 ha (Tại Nông trường Quyết Thắng và Bến Hải) với giống chủ lực là GT1, RRIM 600; Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha. Năm

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

1972 - 1973, Nông trường Quyết Thắng phá đi 240 ha để trồng chè theo chủ trương của TW. Cơn bão mạnh năm 1985 đổ bộ vào Quảng Trị đã làm gãy đổ 131 ha. [15]

Ngày 17 tháng 11 năm 1984 Tổng cục cao su có Quyết định số 87/TCCB-QĐ thành lập Công ty cao su Bình Trị Thiên trực thuộc Tổng cục cao su; Sau ngày tỉnh lập lại Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có Quyết định số 154 NN-

TCCB/QĐ ngày 04 tháng 3 năm 1993 thành lập Công ty cao su Quảng Trị, từ đó diện tích cây cao su của Quảng Trị phát triển tăng lên, hiệu quả mang lại rất lớn, theo đà đó cao su tiểu điền tiếp tục phát triển ngày càng nhiều hơn;

Như vậy, năm 1984 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh của cao su đại điền với sự thành lập Công ty Cao su Quảng Trị, các Nông trường Cồn Tiên, Nông trường Dốc Miếu, Nông trường Tân Lâm... và trồng mới trên 3.000 ha (tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Gio Linh).

Năm 1995 - 1999, dự án 327 đầu tư phát triển cùng với chính sách của tỉnh về bù lãi suất cho nông dân vay vốn trồng cao su đã đưa diện tích cao su lên 5.000 ha; Tiếp đó, từ năm 2000 - 2006, được sự đầu tư hỗ trợ của Dự án đa dạng hoá Nông nghiệp về việc phát triển trồng mới và phục hồi cây cao su tiểu điền, qua 6 năm hoạt động. Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp đã hỗ trợ giúp nông dân trên địa bàn tỉnh trồng mới 3.878 ha và phục hồi 3.668 ha từ diện tích cao su chương trình 327.

Từ cuối năm 2011đến nay, có 8/10 huyện, thành phố, thị xã có trồng cao su, với diện tích trồng mới hàng năm bình quân 800 - 1.000 ha (có năm trên 1.500 ha). Tính

đến cuối năm 2016, tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là: 19945,6 ha (đại điền 4859,8 ha, tiểu điền 15085,8ha). Trong đó, diện tích cao su kinh doanh là 10691 ha,

năng suất bình quân là 1,2 tấn/ha, sản lượng 142873 tấn.

Các giống cao su được trồng trên địa bàn tỉnh đều nằm trong khuyến cáo của Viện nghiên cứu cao su về cơ cấu giống cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: GT1,

RRIM600, PB235, PB260, PB255...

2.2.2. Tình hình phát triển diện tích cao su

Để đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cao su trên địa bàn, cần hiểu về tình hình phát triển diện tích cao su. Các nội dung dưới đây thể hiện rõ tình hình phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011-2016.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.4: Tình hình phát triển cây cao su theo giai đoạn và theo hình thức tổ chức sản xuất ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 2016/ 2011 Bq Tổng 18091,7 19188,0 18542,1 19121,9 19674,1 19945,6 110,25 101.97

1.Giai đoạn phát triển

-KTCB 8395,4 8358,8 7636,4 8941,8 9127,1 9254,5 110,23 101,97 -KD 9696,3 10829 10906 10180 10547 10691 110,26 101,97

2. Hình thức TCSX

Đại điền 4251,2 4680 4354 4450,5 4721,1 4859,8 114,32 102,71 Tiểu điền 13840,5 14508,0 14188,1 14671,4 14953,0 15085,8 109,00 101,74

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trịnăm 2015, 2016)

Trong giai đoạn 2011-2016, diện tích cao su của tỉnh Quảng Trị biến động

tăng 10,25% (1853,9ha) [4], [5], bình quân tăng 1,97%/năm. Đa số các năm diện

tích cao su đều tăng, tuy nhiên năm 2013 có bão mạnh gây nhiều thiệt hại đến vườn cây cao su và làm giảm diện tích chung của toàn tỉnh.

- Theo giai đoạn phát triển:

Diện tích cao su KTCB năm 2016 tăng 10,23% (859,1ha) so với năm 2011, tăng bình quân 1,97%/năm. Diện tích cao su KD năm 2016 tăng 10,26% (994,8ha) so với năm 2011, tăng bình quân 1,97%/năm. Như vậy về sốlượng, diện tích cao su

KTCB tăng ít hơn diện tích cao su KD, vì trong giai đoạn này bên cạnh lượng diện

tích cao su KTCB tăng do trồng mới thì sốvườn cây KTCB ở năm tuổi thứ8 được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)