Nhu cầu lao động cho cây cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 63 - 64)

Nhu cầu Số ngày công/năm Đơn giá Thành tiền KTCB Trồng(năm 1) 10 170 1700 Làm cỏ 20 170 3400 Tủ gốc giữ ẩm 20 170 3400 Tỉa chồi 10 170 1700 Bón phân 10 170 1700 Phòng chống cháy 2 170 3400 Tổng 72 15300 KD Làm cỏ 10 170 1700 Bón phân 15 170 2550 Cạo mủ 150 150 22500 Tổng 175 26750 Nguồn: [3],[16]

Nhu cầu lao động cho cây cao su trong thời kỳ KTCB gồm các công việc như làm cỏ, tủ gốc giữ ẩm, tỉa chồi, bón phân, phịng chống cháy. Mỗi năm thời kỳ KTCB, cây cao su cần 62 công lao động thực hiện các công việc trên. Riêng năm đầu tiên phải có thêm 10 cơng trồng cao su. Bình quân năm đầu tiên cần 15300 ngàn đồng cho trả công lao động, năm thứ 2 đến năm thứ 7 cần 13600 ngàn đồng. Ở thời kỳ KD, làm cỏ, bón phân, cạo mủ là các cơng việc chính. Trong đó cạo mủ tốn nhiều công nhất do cây cao su bước vào giai đoạn thu hoạch, cạo liên tục 1 ngày nghỉ 1 ngày cạo của 10 tháng trong năm (chỉ trừ 2 tháng rụng lá). Mỗi năm thời kỳ KD các gia đình cần 26750 ngàn đồng chi phí lao động.

Khả năng tiếp cận hệ thống tín dụng

Ở thời kỳ KTCB hầu hết các hộ trồng cao su đều được các chương trình, dự án hỗ trợ tín dụng dưới hình thức cho vay vật tư, phân bón nên mức đầu tư phân bón cho thời kỳ này cơbản đáp ứng yêu cầu phát triển cho cây cao su. Tuy nhiên do cây cao su phải trải qua nhiều cơng đoạn chăm sóc với mức vốn đầu tư khá nhiều cho lao động trong khi nguồn vốn tín dụng có hạn và đã trang trải cho việc trồng, chăm sóc ban đầu nên các hộ đã cắt giảm bớt chi phí lao động. Mức đầu tư được 50-60%

so với yêu cầu. Đây cũng là những lý do làm cho năng suất cao su của tỉnh Quảng Trị không cao như những nơi khác.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Ở thời kỳ kinh doanh, khoản hỗ trợ vay vốn hết thời gian nên mỗi hộ có khả năng kinh tế khác nhau sẽ đầu tư khác nhau. Nhìn chung, các hộ dân do điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập từ cao su phải trả lãi ngân hàng và thanh tốn bớt tiền vốn cũng như trang trải chi phí gia đình nên họ chấp nhận bón lượng phân ít hơn và đầu tư cơng lao động ít hơn so với khuyến cáo. Bình qn nơng dân điều tra chỉ bón được

70-85% phân bón yêu cầu, làm cỏ được 60%nhu cầu tuy nhiên người dân vẫn duy trì cạo mủ đều đặn. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khi có diễn biến giá tăng, các hộ dân tăng cường độ cạo làm cho cây cao su mất sức làm ảnh hưởng đến hiệu quả về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)