Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cao su

Để đánh giá một cách chi tiết ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng, mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây để từđó

thấy được những hướng tác động khác nhau của từng nhân tố mà có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su, chúng ta có thể xếp chúng thành những nhân tố sau:

1.3.1. Các nhân tố vĩ mơ

a, Chính sách phát trin cao su

Cũng như những ngành khác, sự phát triển sản xuất cao su ln phụ thuộc vào

chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước. Mỗi giai đoạn, Nhà nước đều có quy hoạch chung cho phát triển ngành cao su. Nếu chính sách định hướng phát triển, mở rộng quy mơ… sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợngười dân trong trồng trọt và

khai thác cao su cũng như các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất cao su. Chính sách phát triển là cơ sở đểcác địa phương xây dựng quy hoạch sản xuất cao su. Nếu chính sách có nhiều hỗ trợ cho người trồng cây như hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, giải quyết đầu ra tốt cho người nơng dân thì người dân sẽ có những đầu tư nhất định cho cây cao su, góp phần phát triển sản xuất cao su theo đúng định hướng chung của

Nhà nước.

b, Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Thị trường cao su là nơi trao đổi các sản phẩm hàng hóa cao su giữa người

mua và người bán. Người sản xuất và kinh doanh cao su luôn quan tâm đến thị trường của mủ cao su và các sản phẩm từ cao su. Nếu thị trường có nhu cầu lớn, giá cả phải chăng mà nguồn cung cấp cịn thiếu thì đó chính là cơ hội để mở rộng, phát triển cao su. Nếu thị trường ảm đạm, khơng có nhiều nhu cầu cho cao su thì cũng không nên mở rộng đầu tư sản xuất cao su vì rất có thể bị lỗ trong tương lai. Vì vậy trong quy hoạch phát triển sản xuất cao su, yếu tố thì trường ln được các nhà hoạch định chính sách quan tâm hàng đầu. Cần xem xét kỹ nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng của địa phương mình để có những chiến lược mở rộng, phát triển phù hợp để việc sản xuất cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

c, Giá cả của sản phẩm cao su

Song song với vấn đề lựa chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su thì vấn đề

giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến thành bại của hoạt động sản xuất cao su. Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là q trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ ln gắn với thị trường và giá cả cũng như chịu sự tác động của chúng. Nếu giá cả của sản phẩm cao thì có nhiều người muốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh cao su. Nếu giá quá thấp không đủ trang trải các chi phí thì việc đầu tư sẽ ảm đạm, sự phát triển sẽ ì ạch, kém hiệu quả. Giá cả và cung cầu của thị trường phụ thuộc nhau, nếu cung vượt cầu thì giá sẽ giảm và ngược lại. Vì thế, cần kiểm sốt lượng cung của thị trường và dự báo tốt lượng cầu để đón đầu được xu hướng biến đổi của giá, khơng vì giá cao mà thi nhau trồng cao su khơng có quy hoạch sẽ dẫn đến giá thấp và lỗ vốn trong tương lai.

d, Sự phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất cao su

Sự phát triển của hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất cao su bao gồm những dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất cao su như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… và những cơ sở sản xuất, tiêu thụ, các doanh nghiệp kinh doanh cao su. Hệ thống dịch vụ hỗ trợcác có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất cao su. Nó đảm bảo cho q trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cao su

được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phần nâng cao giá trị

của hàng hóa cao su nói riêng.

Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, điều này sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho người sản xuất.

1.3.2. Các nhân tố vi mô

a, Mức độ tp trung hố sn xut cao su

Tập trung hóa là q trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai, lao

động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất cao su. Q trình đó có thể

diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu. Tập trung hóa trong trồng cao su trước hết phải là q trình tập trung hóa về ruộng đất. Mức độ tập trung về ruộng đất cho

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

trồng cao su lại phụ thuộc vào nhiều nhân tốnhư: chính sách của Nhà nước, trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội, trình độ tổ chức quản lý đối với cao su. Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động và tư liệu sản xuất sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm cao su có giá trị nhất.

b, Mức độđầu tư thâm canh

Thâm canh trong sản xuất cao su là việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ

thuật về di truyền chọn giống cao su, sử dụng phân bón, thuỷ lợi, thuốc trừ sâu, các cơng cụcơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng mủ cao su và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mủ cao su trong nước xuất khẩu.

Với quỹđất trồng cao su đang ngày một thu hẹp và sự cạnh tranh khốc liệt của

cơ chế thịtrường như hiện nay thì mức độthâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng

hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng mức độ thâm canh cây cao su phải chú trọng

đến hoạt động bảo vệtài nguyên và môi trường nhằm phát triển ngành sản xuất cao su một cách bền vững.

c, T chc sn xut

Đa dạng hóa nơng nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thếđất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay. Ngồi ra, vấn đề

bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất

lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽlàm tăng chi phí vận chuyển. Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chun mơn hóa cao, mang cảđặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ

thuật canh tác và cơng nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

1.3.3. Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn và có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng, các nhân tố tự nhiên bao gồm:

a, Thời tiết, khí hậu

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trên 40C cây khô héo; dưới 10C cây có thể chịu đựng

được một thời gian tương đối ngắn;

* Lượng mưa: Đối với các vùng đất có lượng mưa thấp < 1500mm/năm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Mưa buổi sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ: nếu mưa từ 5h sáng kéo dài đến 12h giờ trưa thì coi như mất ngày cạo; mưa

sớm làm chậm trễ việc cạo mủ vì vỏ cây bịướt, hoặc mưa trơi mất mủ.

* Gió: Gió ở tốc độ 8-13,8m/giây( gió cấp 5-cấp 6) làm lá non bị xoắn lại, lá bị

rách làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, nếu gió quá mạnh dễ làm cao su bịgãy đỏ.

b, Độ dc đất

Đất càng dốc thì độ xói mịn càng lớn. Khiến cho chất dinh dưỡng ở trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi. Khi trồng cây cao su ở vùng đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc có hệ thống chống xói mịn.

1.3.4. Các nhân tố xã hội

Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; Là điều kiện, là cơ sởđể

tiến hành sản xuất cao su. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất và đến việc phân phối sản phẩm cao su. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến

năng suất và kết quả sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm:

a, Lao động trong sản xuất cao su

Là một yếu tố không thể thiếu. Quy mô của ngành sản xuất cao su phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ lao động. Với các ngành có số lượng

lao động đơng, lực lượng lao động có tay nghề cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở ngành đó có quy mơ sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào trình độ quản lý.

Ởnước ta tỷ lệlao động nông nghiệp chiếm gần 80%, đa sốlà lao động thủ công do

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao su một cách có hiệu quả.

b, Tp quán canh tác cao su và phong tc từng địa phương

Đây là một yếu tốảnh hưởng khơng nhỏđến q trình sản xuất và ảnh hưởng

đến năng suất sản lượng mủ cao su. Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tư

thâm canh. Việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân thấy

rõ được tầm quan trọng của đầu tư thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đểtăng năng suất, sản lượng cao su là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)