STT Diễn giải Bình quân chung Lực Hành Nhữ Hán Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Tổng 1.955.000 100,00 1.920.000 100,00 1.990.000 100,00
1 Chi phí trung gian (IC) 915.000 46,80 920.000 47,92 910.000 45,73
- Giống 270.000 13,81 300.000 15,63 240.000 12,06
- Phân bón hóa học 335.000 17,14 320.000 16,67 350.000 17,59
- BVTV 150.000 7,673 150.000 7,81 150.000 7,54
- Thuốc trừ cỏ 50.000 2,558 50.000 2,60 50.000 2,51
- Chi phí khác 110.000 5,626 100.000 5,21 120.000 6,03
2 Công lao động gia đình 1.040.000 53,20 1.000.000 52,08 1.080.000 54,27
Kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí cho 1 sào dong riềng ở 2 xã là khác nhau. Chi phí đầu tư cao nhất đối với các hộ xã Nhữ Hán (trung bình đầu tư 1.990.000 đồng/sào), thấp nhất ở các hộ xã Lực Hành (đầu tư 1.920.000 đồng/sào). Trong các khoản đầu tư đó, khoản chi phí lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Chi phí trung gian phục vụ sản xuất dong riềng bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ và các chi phí khác (hao mòn công cụ, dụng cụ nhỏ…). Trong 2 xã điều tra, các hộ sản xuất ở xã Lực Hành có mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất (920.000 đồng/sào), thấp nhất ở xã Nhữ Hán (910.000 đồng/sào). Nguyên nhân là do khoản đầu tư cho giống của các hộ xã Lực Hành cao hơn so với các hộ sản xuất ở Nhữ Hán.
Khoản đầu tư có giá trị lớn nhất trong chi phí trung gian là chi phí cho phân bón hoá học. Khoản chi phí đó ở Lực Hành và Nhữ Hán lần lượt chiếm tỷ lệ 16,67% và 17,59% tổng chi phí trung gian. Do cây dong riềng có thời gian sinh trưởng phát triển dài (10-12 tháng) nên lượng phân bón hoá học cung cấp cho cây đòi hỏi khá nhiều và cần bón rải, hợp lý theo từng đợt mới cho năng suất cao. Tổng chi phí đầu tư phân bón hoá học của Lực Hành và Nhữ Hán lần lượt là 320.000 và 350.000 đồng/sào.
Kết quả điều tra tác nhân sản xuất ở 2 xã cho thấy, các hộ sản xuất ở Nhữ Hán đầu tư công lao động để sản xuất 1 sào dong riềng nhiều hơn so với xã Lực Hành. Trung bình các hộ sản xuất ở Lực Hành đầu tư 5 công lao động gia đình/sào còn các hộ sản xuất ở Nhữ Hán đầu tư 6 công lao động/sào. Có sự khác nhau này là do mức độ sử dụng phân bón hoá học ở các hộ sản xuất Nhữ Hán cao hơn nên họ đầu tư công lao động nhiều hơn.
e. Hiện trạng thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra
Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già (thời gian sinh trưởng 9 tháng), có thể thu hoạch được. Thu hoạch khi còn non, sản lượng giảm và hàm lượng tinh bột trong củ thấp, vỏ củ dễ bị xây xát, mã xấu. Củ thương phẩm thu hoạch chế biến tinh bột. Xuất đến đâu thu hoạch đến đó, tránh tình trạng thất thoát sau thu hoạch. Đối với những diện tích trồng dong gần nhà, sản phẩm thường được bán ngay sau thu hoạch cho các tác nhân thu gom. Đối với những nương trồng dong xa nhà, người dân thu hoạch sản phẩm về nhà và bán đi trong ngày hôm sau. Tác nhân sản xuất liên lạc trước với tác nhân thu gom hoặc họ vận chuyển sản phẩm ra trục đường chính để bán. Phương tiện vận chuyển chính là xe máy, bên cạnh đó ở những
thôn có hệ thống đường giao thông xấu người dân phải chở sản phẩm ra trục đường chính để bán.