Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 34)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Yên Sơn là huyện miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 113.242,26 ha. Huyện có đặc điểm địa lý như sau : Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); Phía Nam giáp huyện Sơn Dương (Tuyên Quang); Phía Đông giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn); Phía Tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái).

Địa hình của huyện thoải dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh núi Là - xã Trung Minh có độ cao 550m, độ dốc trung bình từ 20 - 25°. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thủy văn...huyện Yên Sơn được chia thành 03 vùng sau: Vùng Thượng huyện, vùng An toàn khu và vùng Trung và hạ huyện (Trang thông tin điện tử huyện Yên Sơn, 2015).

- Khí hậu thời tiết, thủy văn:

Huyện Yên Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô, lạnh.

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Đáy. Ngoài 3 con sông chính trên, địa bàn huyện Yên Sơn còn có các sông, suối nhỏ: Ngòi Chinh, ngòi Sính, ngòi Là… tạo thành mạng lưới lưu vực các sông chính (Trang thông tin điện tử huyện Yên Sơn, 2015).

- Đất đai :

Trên địa bàn huyện Yên Sơn có các loại đất chính như:

+ Đất phù sa: Có 13.432,12 ha, chiếm 11,86 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, phần lớn các loại đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, các cây màu hàng năm khác nhưng năng suất thấp.

+ Đất đỏ: Có 54.975,5 ha, chiếm 48,6 % diện tích tự nhiên của huyện. Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt

xen kẽ với các đồi đá cát, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fg): Có 31.148 ha, chiếm 27,44 % diện tích tự nhiên của huyện. Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, đất thường khô hạn, chặt rắn, trên loại đất này phần lớn còn rừng (Trang thông tin điện tử huyện Yên Sơn, 2015).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Về kinh tế, giá trị sản xuất bình quân hàng năm của huyện Yên Sơn tăng 11,03%, thu nhập đầu người đạt bình quân gần 21 triệu đồng/năm.

Yên Sơn có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh kết hợp với trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông.

- Tình hình dân số và lao động

Toàn huyện có 41.087 hộ với 157.908 nhân khẩu (dân tộc kinh chiếm 60,1%, Tày 12,37%, Dao 10,82%, Mông 13,58%, dân tộc khác chiếm 3,13% tổng số hộ); nguồn lao động khá dồi dào tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm gần 80%.

Số lượng lao động chưa qua đào tạo của huyện Yên Sơn là 47,5 ngàn người (năm 2013) đã tăng lên thành 48,5 ngàn người (năm 2015). Nguyên nhân là do dân số và lao động tăng lên trong khi đó hệ thống các cơ sở đào tạo tại địa phương chưa được nâng cấp, mở rộng những năm qua (Niêm giám thống kê huyện Yên Sơn, 2015).

- Hệ thống đường giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa miền núi với vùng trung du và đồng bằng. Từ Yên Sơn có thể xuôi về Hà Nội, ngược lên Hà Giang trên quốc lộ số 2, sang Thái Nguyên và Yên Bái trên quốc lộ 13A (nay là quốc lộ 37). Ngoài ra, Yên Sơn còn có nhiều đường liên xã, liên thôn, đường dân sinh nối các điểm dân cư, các vùng kinh tế với nhau.

Năm 2014 và năm 2015, huyện tập trung nguồn lực trong đó có nguồn lực trong dân và nguồn lực của nhà nước và các tổ chức xã hội như: Chương trình 135 của Chính phủ, Chương trình bê tông hóa nông thôn của tỉnh; Chương trình

tam nông... để đầu tư phát triển hạ tầng. Huyện đã bê tông hóa được 705,3 km đường giao thông nông thôn, 4 xã đạt chuẩn về mạng lưới giao thông nông thôn, gồm Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Phú Lâm và Thái Bình.

- Tình hình phát triển kinh tế

Nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt mức khá, riêng giai đoạn 2010 - 2015 là 8%/năm. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, huyện chú trọng xây dựng và triển khai các kế hoạch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cao được hình thành cùng với nhiều nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa gắn với lợi thế của địa phương. Đến nay, toàn huyện có trên 1.000 ha lúa chất lượng cao, 1.991 ha cây ăn quả tập trung; 6 nhãn hiệu hàng hóa là Miến dong Hợp Thành (xã Lực Hành), Miến dong Hảo Hán (xã Nhữ Hán), Chè Bát Tiên (xã Mỹ bằng), Bưởi Soi Hà (xã Xuân Vân), Gạo chất lượng cao (xã Kim Phú), Rượu men lá Tiến Huy (xã Hùng Lợi).

Hiện nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,6%, ngành công nghiệp - xây dựng là 35,5%, ngành dịch vụ là 26,9%. Việc thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã tạo cơ chế thông thoáng, là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện nâng cao hiệu quả hoạt động. Du lịch là lĩnh vực được huyện ưu tiên phát triển hàng đầu những năm qua cũng đạt được nhiều thành quả. Yên Sơn đón trên 190 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch, góp phần nâng doanh thu từ các loại hình dịch vụ lên 4,3 tỷ đồng/năm (Niêm giám thống kê huyện Yên Sơn, 2015).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Chọn huyện nghiên cứu: Miến dong đã được người dân tại một số xã của huyện Yên Sơn sản xuất qua thời gian rất dài. Tôi lựa chọn huyện Yên Sơn làm địa điểm nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong do thỏa mãn được các tiêu chí sau:

+ Đây là nơi có diện tích gieo trồng, sản xuất dong riềng làm miến tập trung lớn nhất tỉnh Tuyên Quang.

+ Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn đang trong quá trình phát triển mở rộng nên có sự đa dạng các kênh hàng và các tác nhân tham gia trong chuỗi.

Bên cạnh huyện Yên Sơn, chúng tôi cũng tiến hành điều tra nghiên cứu tại thành phố Tuyên Quang, Hà Nội. Vì ngoài Yên Sơn ra thì đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong chủ yếu.

- Chọn xã điều tra: Tại huyện Yên Sơn chúng tôi tiến hành điều tra tại 2 xã là Lực Hành và Nhữ Hán. Xã Lực Hành và Nhữ Hán là 2 xã có diện tích gieo trồng dong riềng và sản xuất miến dong nhiều nhất huyện Yên Sơn.

- Chọn tác nhân điều tra: Tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị miến dong gồm: tác nhân sản xuất; tác nhân thu gom; tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong; tác nhân bán buôn; tác nhân bản lẻ miến dong và tác nhân tiêu dùng.

+ Tác nhân sản xuất: được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước cụ thể: Bước 1: trao đổi với cán bộ phụ trách nông nghiệp xã để xác định những thôn có trồng nhiều dong riềng trong xã; Bước 2: lựa chọn ngẫu nhiên thôn để tiến hành điều tra; Bước 3: họp trao đổi với trưởng thôn và một số người có kinh nghiệm trong sản xuất miến dong để xin danh sách các hộ có trồng dong riềng trong thôn, xác định những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ dong riềng; Bước 4: lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để tiến hành điều tra. Số lượng tác nhân sản xuất được điều tra là 30 hộ.

+ Tác nhân thu gom: Thông tin điều tra người sản xuất giúp chúng tôi xác định được sản phẩm được bán cho người thu gom nào? ở đâu? Từ đó chúng tôi tiến hành điều tra tất cả những người thu gom đó. Tác nhân thu gom bao gồm: thu gom xã Lực Hành, thu gom xã Nhữ Hán.

+ Tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong: Điều tra các tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong giúp chúng tôi nắm được tổng sản lượng tinh bột, miến dong, công suất chế biến tối đa, hình thức xử lý chất thải sau chế biến, phương thức tiêu thụ, tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, giá bán từ đó đánh giá được tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tác nhân bán buôn miến dong: Thông tin điều tra lượng hàng thu gom miến dong giúp chúng tôi xác định được thực trạng sản xuất tiêu thụ miến dong. Từ đó lựa chọn ngẫu nhiên những người bán buôn tại các thị trường khác nhau để tiến hành điều tra, tác nhân bán buôn tại huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và Hà Nội.

+ Tác nhân bán lẻ miến dong: Thông qua điều tra chúng tôi nắm được sản phẩm miến dong bán cho bao nhiêu người bán lẻ, họ ở đâu? Từ đó lựa chọn ngẫu

nhiên những người bán lẻ tại các thị trường khác nhau để tiến hành điều tra. Tác nhân bán lẻ miến dong Yên Sơn bao gồm: bán lẻ chợ Tam Cờ (thành phố Tuyên Quang), bán lẻ chợ Xuân Vân (Yên Sơn), bán lẻ Hà Nội.

+ Tác nhân tiêu dùng: Miến dong huyện Yên Sơn được tiêu thụ chủ yếu tại Yên Sơn, Tuyên Quang và Hà Nội. Tổng số lượng tác nhân tiêu dùng điều tra là 100 người.

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận sau:

- Tiếp cận hệ thống: Khái niệm ”chuỗi giá trị” là nền tảng trong phương pháp tiếp cận của đề tài. Chuỗi giá trị được xem như một chuỗi hoạt động tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp chủ yếu dùng để mô tả hoạt động của các tác nhân, phân tích tài chính, phân tích kinh tế để thấy được vai trò, mức độ đóng gói giá trị gia tăng (VA) của các tác nhân trong chuỗi gồm: chuỗi giá trị gia tăng của người trồng, người thu gom, người sản xuất, chế biến, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu thụ miến dong. Qua đó xác định, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong.

- Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận khác như phương pháp tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính nhằm đảm bảo thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề tài đặt ra.

3.2.3. Phương pháp thu thập các thông tin 3.2.3.1. Thông tin thứ cấp 3.2.3.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến sản xuất miến dong, các văn bản chính sách của địa phương, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và liên quan đến chuỗi giá trị miến dong.

Các thông tin về tình hình phát triển kinh tế địa phương, tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ miến dong ở địa phương được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm (2013 – 2016).

3.2.3.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị miến dong bằng bộ câu hỏi. Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi tương ứng với các tác nhân khác nhau và hệ thống hóa thông tin sơ cấp thu thập theo bảng:

Bảng 3.1. Hệ thống hóa thông tin sơ cấp cần thu thập

TT Đối tượng thu thập

Cỡ mẫu

Nội dung thông tin

cần thu thập Địa điểm Mục đích

1 Tác nhân sản xuất 30 Sản lượng củ dong, phương thức bán, người mua, giá bán

Tại các hộ trồng dong riềng

Tình hình sản xuất- tiêu thụ của hộ nông dân/hợp tác xã 2 Tác nhân thu gom củ dong riềng 20 Sản lượng củ dong thu mua trong năm, tiêu chuẩn củ dong riềng, giá cả, thời điểm thu mua

Tại các hộ thu mua

Nắm bắt được sản lượng, thị trường tiêu thụ, thuận lợi, khó khăn trong thu mua. 3 Tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong 20 Sản lượng tinh bột, miến dong, công suất chế biến tối đa, hình thức xử lý chất thải sau chế biến, tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, giá bán Tại các cơ sở chế biến tinh bột, cơ sở chế biến miến dong Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 4 Tác nhân bán buôn miến dong 06 Tổng sản lượng miến tiêu thụ, giá bán buôn từng loại miến

Nhà bán buôn miến tại thị trường khác nhau Thực trạng sản xuất tiêu thụ miến dong nhằm đề xuất giải pháp cải thiện 5 Tác nhân bán lẻ miến dong 20 Tổng sản lượng miến tiêu thụ, giá bán lẻ từng loại miến, khả năng cạnh tranh Nhà bán lẻ miến tại thị trường khác nhau Thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ và để xuất cải thiện 6 Tác nhân tiêu dùng 100

Sản lượng miến tiêu dùng trong năm, tần suất và thời điểm tiêu dùng. các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm miến Tại nhà Đánh giá chất lượng của sản phẩm và khả năng phát triển trong tương lai

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và họp dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu. Từ đó lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra hướng giải quyết sơ bộ. Đánh giá nông thôn có tính chuyên đề bằng một số câu hỏi xoay quanh việc sản xuất, áp dụng kỹ thuật của hộ trồng và sản xuất miến dong, quá trình thương mại hoá sản phẩm trên thị trường.

- Phương pháp chuyên khảo

Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia bảo quản sau thu hoạch, người chế biến về kỹ thuật sản xuất miến dong, thành phần dinh dưỡng của miến dong, kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm.

Tham khảo ý kiến chuyên môn của các nhà quản lý địa phương: lãnh đạo phòng NN&PTNT, cán bộ Trạm BVTV huyện Yên Sơn tiến hành điều tra về lịch sử sản xuất miến dong, sự hình thành và phát triển của chuỗi giá trị miến dong, những khó khăn thuận lợi của sản xuất và kinh doanh miến dong. Bên cạnh đó, thông tin về những hộ sản xuất hay hộ buôn bán, chế biến miến dong có kinh nghiệm cũng được chúng tôi khai thác nhằm đưa ra sự nhìn nhận chi tiết hơn về chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn.

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì được tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin.

Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel. Việc tính toán bao gồm hai chỉ tiêu chính là kết quả và hiệu quả.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách

đầy đủ và khách quan về sự phát triển của chuỗi giá trị miến dong của huyện những năm qua.

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng thông qua các số tương đối và tuyệt đối và các yếu tố định tính cũng như định lượng để so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng theo từng không gian và thời gian cụ thể (trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài). Qua đó làm nổi rõ quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu thế vận động. Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)