Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị miến dong

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố cây dong riềng và sản phẩm chế biến từ củ dong riềng biến từ củ dong riềng

Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây nông nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất. Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau tại Việt Nam như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót...

Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng Nam Mỹ, Châu Phi và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại Châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài Loan. Mặc dầu vậy đến nay chưa có số liệu thống kê về diện tích loại cây trồng này.

Ở Ecuador, dong riềng thương mại được trồng trên đất cát pha, ở độ cao trên 2000m trên mực nước biển, trong điều kiện nhiệt bình quân 15-17°C. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha; hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 422% và đạt 12-31% qui về chất khô. Mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng góp phần xóa đói của nông

dân nghèo. Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất.

Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng rồi công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng. Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng đã đi kèm với việc mở rộng diện tích tự phát trồng loại cây này. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hoà Bình, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng Yên, Tuyên Quang và Đồng Nai. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, dong riềng được trồng chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có năm đã đạt trên 21 ngàn ha. Hiện nay loại cây này không được đưa vào danh mục thống kê quốc gia, tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số ước đoán về diện tích dong riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30 nghìn ha (Nguyễn Khắc Quỳnh, Trương Văn Hộ và Hermann, 1996) với các giống dong riềng lấy củ và dong riềng cảnh vẫn được trồng phổ biến khắp cả nước, từ vùng đồng bằng, trung du đến các vùng núi cao như Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Bắc Hà, Phó Bảng, tỉnh Tuyên Quang...

Một số nước nghiên cứu về dong riềng cho thấy cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng tại một số nước được chế biến với nhiều hình thức khác nhau trở thành thực phẩm hàng ngày của người dân như luộc để người ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hoá vì thế là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Ngoài ra bột dong riềng còn dùng làm hạt trân châu, làm bánh, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi khó khăn ở Trung Quốc, Indonesia, Nam Mỹ dong riềng cũng là cây góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ dong riềng dùng làm thức ăn chăn nuôi. Cả củ, thân lá đều dùng được vào mục đích này. Nhiều vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể dùng để nấu rượu. Nấu rượu xong có thể dùng bã rượu dùng cho chăn nuôi. Bã thải của

chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá để trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sặc sỡ, bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà (Hermann và cs., 2007).

2.2.2. Tình hình sản xuất miến dong trong nước

Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường về miến dong, năng lực chế biến tinh bột và sản xuất miến tăng nhanh nên nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh tiến hành trồng và chế biến miến dong.

Bắc Kạn là một trong những tỉnh có diện tích trồng dong riềng, số lượng các cơ sở chế biến tinh bột và miến dong lớn so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng dong riềng của tỉnh đạt 1.841 ha. Các huyện có diện tích gieo trồng lớn nhất là Na Rì 822 ha, Ba Bể 470 ha, Bạch Thông 161ha, Ngân Sơn 120 ha và Pác Nặm 104 ha.

Trên địa bàn tỉnh có 62 cơ sở chế biến tinh bột với tổng công suất đạt 300 tấn củ/ngày. Trong đó cơ sở có công suất chế biến lớn nhất đạt 15 tấn củ dong/ngày, công suất chế biến nhỏ nhất là 1 tấn củ dong/ngày. Tổng công suất chế biến miến dong bao gồm cả hiện có và dự kiến đầu tư mới là 18,2 tấn/ngày. Với năng lực chế biến này, dự kiến sản lượng miến chế biến hàng năm của tỉnh thì sẽ đạt 5.500 tấn miến, tương ứng với lượng tinh bột sử dụng 11.000 tấn, lượng tinh bột phải xuất bán ra ngoài tỉnh mùa vụ 2012 khoảng 14.000 tấn. Như vậy, trong năm 2012, các cơ sở chế biến miến dong Bắc Kạn mới chỉ sử dụng được 40% sản lượng tinh bột để sản xuất miến của tỉnh, còn 60% sản lượng vẫn phải xuất bán đi các tỉnh khác (Sở công thương Bắc Kạn, 2012).

Từ thực tế trên, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập dự án 3PAD của tỉnh tiến hành

“Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong của tỉnh Bắc Kạn”. Mục

tiêu nghiên cứu nhằm xác định “chỗ đứng” của sản phẩm miến dong Bắc Kạn trên thị trường. Thông qua đó, xác định được những điểm mạnh, yếu của sản phẩm và đưa ra giải pháp khắc phục để có thể tăng lượng cung cấp sản phẩm miến cho khách hàng đạt được tốt nhất (Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công đồng Hà Nội, 2012).

Qua kết quả nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã gặp phải những hạn chế như: sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, bị

mẫu mã, bao bì các thương hiệu ở khu vực khác cạnh tranh, các cơ sở sản xuất thiếu cân đối nguồn nguyên liệu và năng lực vốn…

Căn cứ vào hiện trạng sản xuất, kết quả phân tích thị trường và lợi thế cạnh tranh các sản phẩm từ miến dong, tỉnh Bắc Kan đã có một số giải pháp chính, như:

Khai thác các thị trường miến có kênh tiêu thụ ngoài tỉnh Bắc Kạn để tăng hiệu quả cho các tác nhân trong chuỗi, tạo cơ sở để phát triển bền vững các thị trường tiêu thụ miến dong ngoài tỉnh.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, củng cố và tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất chế biến miến dong trên địa bàn, khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế gia đình phát triển.

Thực hiện tốt công tác tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất, ưu tiên vay vốn ưu đãi, tuyên truyền và vận động tốt luật khuyến khích đầu tư vốn tự có. Hướng ưu tiên cho các cơ sở sản xuất hàng miến dong có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Cho đến nay, sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã vươn xa và chiếm lĩnh thị trường. Tháng 10 năm 2012, miến dong Bắc Kạn được cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu tập thể, việc được cấp và duy trì nhãn hiệu tập thể không chỉ tăng thu nhập cho người dân mà còn khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Năm 2013, miến dong Bắc Kạn được công nhận là một trong 100 “Sản phẩm – dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn (Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn, 2013).

Chế biến miến dong cũng là nghề truyền thống có từ lâu đời của tỉnh Quảng Ninh, tập trung chủ yếu tại huyện Bình Liêu. Năm 2003, Bình Liêu đã thực hiện dự án khôi phục trồng và chế biến miến dong quy mô hộ gia đình với tổng diện tích trồng dong đạt 71 ha. Qua các năm thực hiện diện tích trồng dong của các xã tăng lên, đến năm 2007 phát triển trên toàn địa bàn huyện với 2.862 hộ tham gia, tổng diện tích gieo trồng đạt 1.537,5 lao (tương đương 184,5 ha, 1 lao = 1.200m2). Toàn tỉnh có khoảng 98 cơ sở chế biến tinh bột dong riềng, công suất chế biến khoản 8- 20 tấn củ/ngày, riêng xã Húc Động, huyện Bình Liêu có khoảng 60 cơ sở chế biến và sản xuất sản phẩm miến dong; có 03 cơ sở sản xuất miến dong công suất khoảng 500- 700kg miến khô/ngày (Trung tâm nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, 2015).

Miến dong Bình Liêu được nhiều người tiêu dùng trong tỉnh biết đến và đánh giá cao về độ ngon, dai, không nát, không sạn. Tuy nhiên tại các thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là các thị trường có nhiều tiềm năng như Hà Nội, Hải Dương thì người kinh doanh, tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm. Trước tình hình đó, ngày 08 tháng 11 năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định số 2915/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu Chứng nhận “Miến dong Bình Liêu” cho sản phẩm miến dong của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị miến dong Bình Liêu một cách bền vững thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tác nhân trong chuỗi (người trồng dong, chế biến và kinh doanh miến...).

Kết quả dự án, miến dong Bình Liêu đã xây dựng được bộ nhận diện cho sản phẩm gồm logo, nhãn mác và bao bì; hoàn thiện quy chế quản lý và sử dụng, quy chế cấp và trao quyền sử dụng nhãn hiệu; xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cảm quan, lý hoá, an toàn thực phẩm cho dong nguyên liệu và miến dong thành phẩm; tổng hợp và thống nhất quy trình trồng dong nguyên liệu, quy trình chế biến miến dong; xây dựng bản đồ vùng sản xuất dong nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu chế biến miến dong; nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Quảng Ninh, Hải Dương và Hà Nội; đào tạo tập huấn kỹ thuật, tập huấn sở hữu trí tuệ, xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật cho tổ chức chứng nhận, các cơ sở chế biến miến dong (Trung tâm nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, 2015).

Với cách làm cụ thể và chiến lược phát triển đúng đắn thương hiệu miến dong Bình Liêu đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm đã và đang được thâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, sản phẩm miến dong Bình Liêu đã được đóng gói, có nhãn mác với đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoàn thiện về quy trình sản xuất hàng hoá đã giúp sản phẩm miến dong Bình Liêu ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng.

Có thể thấy thị trường miến dong đang ngày một sôi động với sự tham gia của nhiều địa phương khác nhau do đó miến dong cần xác định được vị thế cho mình về số lượng và chất lượng là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)