3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
- Chọn huyện nghiên cứu: Miến dong đã được người dân tại một số xã của huyện Yên Sơn sản xuất qua thời gian rất dài. Tôi lựa chọn huyện Yên Sơn làm địa điểm nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong do thỏa mãn được các tiêu chí sau:
+ Đây là nơi có diện tích gieo trồng, sản xuất dong riềng làm miến tập trung lớn nhất tỉnh Tuyên Quang.
+ Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn đang trong quá trình phát triển mở rộng nên có sự đa dạng các kênh hàng và các tác nhân tham gia trong chuỗi.
Bên cạnh huyện Yên Sơn, chúng tôi cũng tiến hành điều tra nghiên cứu tại thành phố Tuyên Quang, Hà Nội. Vì ngoài Yên Sơn ra thì đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong chủ yếu.
- Chọn xã điều tra: Tại huyện Yên Sơn chúng tôi tiến hành điều tra tại 2 xã là Lực Hành và Nhữ Hán. Xã Lực Hành và Nhữ Hán là 2 xã có diện tích gieo trồng dong riềng và sản xuất miến dong nhiều nhất huyện Yên Sơn.
- Chọn tác nhân điều tra: Tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị miến dong gồm: tác nhân sản xuất; tác nhân thu gom; tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong; tác nhân bán buôn; tác nhân bản lẻ miến dong và tác nhân tiêu dùng.
+ Tác nhân sản xuất: được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước cụ thể: Bước 1: trao đổi với cán bộ phụ trách nông nghiệp xã để xác định những thôn có trồng nhiều dong riềng trong xã; Bước 2: lựa chọn ngẫu nhiên thôn để tiến hành điều tra; Bước 3: họp trao đổi với trưởng thôn và một số người có kinh nghiệm trong sản xuất miến dong để xin danh sách các hộ có trồng dong riềng trong thôn, xác định những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ dong riềng; Bước 4: lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để tiến hành điều tra. Số lượng tác nhân sản xuất được điều tra là 30 hộ.
+ Tác nhân thu gom: Thông tin điều tra người sản xuất giúp chúng tôi xác định được sản phẩm được bán cho người thu gom nào? ở đâu? Từ đó chúng tôi tiến hành điều tra tất cả những người thu gom đó. Tác nhân thu gom bao gồm: thu gom xã Lực Hành, thu gom xã Nhữ Hán.
+ Tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong: Điều tra các tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong giúp chúng tôi nắm được tổng sản lượng tinh bột, miến dong, công suất chế biến tối đa, hình thức xử lý chất thải sau chế biến, phương thức tiêu thụ, tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, giá bán từ đó đánh giá được tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tác nhân bán buôn miến dong: Thông tin điều tra lượng hàng thu gom miến dong giúp chúng tôi xác định được thực trạng sản xuất tiêu thụ miến dong. Từ đó lựa chọn ngẫu nhiên những người bán buôn tại các thị trường khác nhau để tiến hành điều tra, tác nhân bán buôn tại huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và Hà Nội.
+ Tác nhân bán lẻ miến dong: Thông qua điều tra chúng tôi nắm được sản phẩm miến dong bán cho bao nhiêu người bán lẻ, họ ở đâu? Từ đó lựa chọn ngẫu
nhiên những người bán lẻ tại các thị trường khác nhau để tiến hành điều tra. Tác nhân bán lẻ miến dong Yên Sơn bao gồm: bán lẻ chợ Tam Cờ (thành phố Tuyên Quang), bán lẻ chợ Xuân Vân (Yên Sơn), bán lẻ Hà Nội.
+ Tác nhân tiêu dùng: Miến dong huyện Yên Sơn được tiêu thụ chủ yếu tại Yên Sơn, Tuyên Quang và Hà Nội. Tổng số lượng tác nhân tiêu dùng điều tra là 100 người.
3.2.2. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Khái niệm ”chuỗi giá trị” là nền tảng trong phương pháp tiếp cận của đề tài. Chuỗi giá trị được xem như một chuỗi hoạt động tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp chủ yếu dùng để mô tả hoạt động của các tác nhân, phân tích tài chính, phân tích kinh tế để thấy được vai trò, mức độ đóng gói giá trị gia tăng (VA) của các tác nhân trong chuỗi gồm: chuỗi giá trị gia tăng của người trồng, người thu gom, người sản xuất, chế biến, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu thụ miến dong. Qua đó xác định, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong.
- Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận khác như phương pháp tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính nhằm đảm bảo thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề tài đặt ra.
3.2.3. Phương pháp thu thập các thông tin 3.2.3.1. Thông tin thứ cấp 3.2.3.1. Thông tin thứ cấp
Thu thập các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến sản xuất miến dong, các văn bản chính sách của địa phương, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và liên quan đến chuỗi giá trị miến dong.
Các thông tin về tình hình phát triển kinh tế địa phương, tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ miến dong ở địa phương được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm (2013 – 2016).
3.2.3.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị miến dong bằng bộ câu hỏi. Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi tương ứng với các tác nhân khác nhau và hệ thống hóa thông tin sơ cấp thu thập theo bảng:
Bảng 3.1. Hệ thống hóa thông tin sơ cấp cần thu thập
TT Đối tượng thu thập
Cỡ mẫu
Nội dung thông tin
cần thu thập Địa điểm Mục đích
1 Tác nhân sản xuất 30 Sản lượng củ dong, phương thức bán, người mua, giá bán
Tại các hộ trồng dong riềng
Tình hình sản xuất- tiêu thụ của hộ nông dân/hợp tác xã 2 Tác nhân thu gom củ dong riềng 20 Sản lượng củ dong thu mua trong năm, tiêu chuẩn củ dong riềng, giá cả, thời điểm thu mua
Tại các hộ thu mua
Nắm bắt được sản lượng, thị trường tiêu thụ, thuận lợi, khó khăn trong thu mua. 3 Tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột và miến dong 20 Sản lượng tinh bột, miến dong, công suất chế biến tối đa, hình thức xử lý chất thải sau chế biến, tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, giá bán Tại các cơ sở chế biến tinh bột, cơ sở chế biến miến dong Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 4 Tác nhân bán buôn miến dong 06 Tổng sản lượng miến tiêu thụ, giá bán buôn từng loại miến
Nhà bán buôn miến tại thị trường khác nhau Thực trạng sản xuất tiêu thụ miến dong nhằm đề xuất giải pháp cải thiện 5 Tác nhân bán lẻ miến dong 20 Tổng sản lượng miến tiêu thụ, giá bán lẻ từng loại miến, khả năng cạnh tranh Nhà bán lẻ miến tại thị trường khác nhau Thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ và để xuất cải thiện 6 Tác nhân tiêu dùng 100
Sản lượng miến tiêu dùng trong năm, tần suất và thời điểm tiêu dùng. các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm miến Tại nhà Đánh giá chất lượng của sản phẩm và khả năng phát triển trong tương lai
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và họp dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu. Từ đó lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra hướng giải quyết sơ bộ. Đánh giá nông thôn có tính chuyên đề bằng một số câu hỏi xoay quanh việc sản xuất, áp dụng kỹ thuật của hộ trồng và sản xuất miến dong, quá trình thương mại hoá sản phẩm trên thị trường.
- Phương pháp chuyên khảo
Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia bảo quản sau thu hoạch, người chế biến về kỹ thuật sản xuất miến dong, thành phần dinh dưỡng của miến dong, kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm.
Tham khảo ý kiến chuyên môn của các nhà quản lý địa phương: lãnh đạo phòng NN&PTNT, cán bộ Trạm BVTV huyện Yên Sơn tiến hành điều tra về lịch sử sản xuất miến dong, sự hình thành và phát triển của chuỗi giá trị miến dong, những khó khăn thuận lợi của sản xuất và kinh doanh miến dong. Bên cạnh đó, thông tin về những hộ sản xuất hay hộ buôn bán, chế biến miến dong có kinh nghiệm cũng được chúng tôi khai thác nhằm đưa ra sự nhìn nhận chi tiết hơn về chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn.
3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì được tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin.
Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel. Việc tính toán bao gồm hai chỉ tiêu chính là kết quả và hiệu quả.
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách
đầy đủ và khách quan về sự phát triển của chuỗi giá trị miến dong của huyện những năm qua.
3.2.5.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng thông qua các số tương đối và tuyệt đối và các yếu tố định tính cũng như định lượng để so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng theo từng không gian và thời gian cụ thể (trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài). Qua đó làm nổi rõ quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu thế vận động. Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối. Các yếu tố định tính không xác định được mức bằng con số cụ thể, chúng được so sánh với nhau và dựa vào giác quan của người phân tích.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất kinh doanh - Diện tích gieo trồng dong riềng (m2)
- Vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh (đồng) - Tổng số lao động gia đình (người)
- Sản lượng thu hoạch và giá bán sản phẩm - Giá trị sản xuất từ hoạt động sản xuất (đồng)
3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả
* Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một quá trình sản xuất.
* Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ chi phi khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật...
* Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là mức đo độ thịnh vượng được tạo ra trọng chuỗi giá trị, được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.
VA = GO – IC
Hàng hóa trung gian, đầu vào và dịch vụ vận hành được cung cấp bởi các nhà cung cấp mà họ không phải là tác nhân của khâu.
Chuỗi giá trị chuỗi chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng.
* Lợi nhuận gộp hay lãi gộp (GPr – Gross Profit): Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuế lao động, thuế và các chi phí tài chính.
GPr = VA - (W + T + FF)
Trong đó: W: Tiền thuê lao động T : Thuế và các khoản phải nộp
FF: Là khoản trả lãi tiền vay, nộp bảo hiểm và các chi phí tài chính khác. (FF = 0 nếu chỉ sử dụng vốn tự có, không phải trả lãi tiền vay)
GPr > 0 có nghĩa là tác nhân đã thu được khoản lãi trong kinh doanh. *Lợi nhuận ròng (NPr - Net Profit): Là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi phần hao mòn tài sản cố định.
NPr = GPr - A Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định
Lãi ròng là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường các tác nhân sử dụng lãi ròng NPr vào việc mở rộng sản xuất hoặc nâng cao đời sống.
b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệuquả
- Hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ VA/ IC: Giá trị tăng thêm/ chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ.
+ GO/ IC: Giá trị sản xuất/ Chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
+ GPr/ IC: Lãi gộp/ Chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp trong kỳ.
- Hiệu quả theo công lao động
+ GPr/ W: Lãi gộp/ Tiền thuê lao động, chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị 1 ngày công lao động với nguồn thu hiện tại, phản ánh giá trị thực của lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MIẾN DONG TẠI HUYỆN YÊN SƠN YÊN SƠN
4.1.1. Tình hình sản xuất miến dong
4.1.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng của huyện Yên Sơn
Dong riềng đang dần trở thành một trong những cây thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của nhiều xã tại huyện Yên Sơn, do đây là cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng đầu tư chăm sóc của người nông dân và có thị trường tiêu thụ nên diện tích trồng dong riềng của Yên Sơn khá lớn.
Biểu đồ 4.1. Diện tích dong riềng huyện Yên Sơn qua các năm
Nguồn: Trạm Khuyến nông Yên Sơn (2016) Trong các năm 2012 - 2013, diện tích trồng dong riềng của huyện tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, diện tích dong riềng là 400 ha, tăng lên mức 700 ha năm 2013, nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do tác động của nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất dong riềng tại Yên Sơn. Tuy nhiên
đến năm 2014, diện tích trồng dong riềng giảm xuống còn 300 ha, chỉ bằng 43% so với năm 2013. Nguyên nhân là do diện tích trồng dong riềng của nhiều địa phương như Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình đã tăng quá nhanh trong năm 2013 (diện tích dong riềng của Bắc Kạn tăng hơn 2 lần, lên mức 1.800 ha trong năm 2013) dẫn đến tình trạng cung vượt cầu về sản lượng dong riềng. Điều đó có tác động làm giảm giá bán và thu nhập từ cây dong riềng nên người dân đã thu hẹp diện tích sản xuất trong năm 2014. Trong 2 năm gần đây, do giá củ dong và tinh bột, miến dong có xu hướng tăng nên diện tích cũng thay đổi theo hướng tăng lên. Năm 2015, diện tích trồng dong riềng của Yên Sơn là 336 ha, tăng 36 ha so với năm 2014, năm 2016, diện tích trồng là 374 ha, tăng 38 ha so với năm 2015. Hai xã trồng dong riềng nhiều nhất huyện là Lực Hành và Nhữ Hán.
Biểu đồ 4.2. Diện tích dong riềng tại hai xã Lực Hành và Nhữ Hán
Nguồn: Trạm Khuyến nông Yên Sơn (2016) Diện tích cây dong riềng của xã Lực Hành là 190 ha, chiếm 51% tổng diện