Chi phí sản xuất bình quân một kg miến dong năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72)

STT Diễn giải Bình quân chung Lực Hành Nhữ Hán Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Tổng 34.833 100,00 34.000 100,00 36.500 100,00 1

Chi phí trung gian (IC) 24.833 71,29 24.000 70,59 26.500 72,60 - Bột dong 12.833 36,84 12.000 35,29 14.500 39,73 - Tiền điện 7.500 21,53 7.500 22,06 7.500 20,55 - Khấu hao dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng 3.000 8,612 3.000 8,82 3.000 8,22 - Bao bì, nhãn mác 1.000 2,871 1.000 2,94 1.000 2,74

- Chi phí khác 500 1,435 500 1,47 500 1,37

2

Công lao động (100.000đ/công) 10.000 28,71 10.000 29,41 10.000 27,40 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Chi phí trung gian của các tác nhân chế biến miến dong bao gồm: chi phí mua bột dong, chi phí điện, chi phí khấu hao dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng, chi phí bao bì nhãn mác và chi phí khác (sửa chữa máy móc, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng…). Trong chi phí trung gian của các tác nhân chế biến miến dong, chi phí mua bột dong có giá trị lớn nhất, chiếm 37% tổng chi phí trung gian. Khoản chi phí công lao động của 2 nhóm tác nhân trên cũng tương tự nhau, có giá trị lần lượt là 27,4% và 29,4%.

* Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động

Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân chế biến miến dong (tính bình quân sản xuất 100 kg miến)

STT Diễn giải ĐVT Bình quân chung Các xã điều tra Lực Hành Nhữ Hán 1 Doanh thu (TR) Ngh.đồng 29.000 29.500 28.000 2 Chi phí trung gian (IC) Ngh.đồng 20.187 20.060 20.440 3 Giá trị gia tăng (VA) Ngh.đồng 8.813 9.440 7.560 4 Công lao động Ngh.đồng 10 10 10 5 Chi phí lao động Ngh.đồng 5.667 5.900 5.200 6 Lãi gộp (GPr) Ngh.đồng 3.147 3.540 2.360 7 Hao mòn TSCĐ Ngh.đồng 100 100 100 8 Lãi ròng (NPr) Ngh.đồng 3.047 3.440 2.260 9 VA/IC Lần 0,44 0,47 0,37 10 VA/công lao động Ngh.đồng/công 881 944 756 11 GPr/IC Lần 0,16 0,18 0,12 12 GPr/công lao động Ngh.đồng/công 315 354 236 13 NPr/IC Lần 0,15 0,17 0,11 14 NPr/công lao động Ngh.đồng/công 305 344 226

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

* Thuận lợi, khó khăn của tác nhân chế biến miến dong - Thuận lợi :

+ Sản phẩm miến dong Hợp thành (HTX Thắng Lợi) đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ; Sở Y tế Tuyên Quang xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, năm 2013 đã được hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là sản phẩm dịch vụ đạt uy tín chất lượng. Đây là một lợi thế để miến dong Yên Sơn có chỗ đứng trên thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

- Khó khăn :

+ Nguyên liệu đầu vào không ổn định

+ Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất (kể cả thu mua nguyên liệu)

+ Chưa có mối liên kết giữa những người chế biến miến dong, thiếu thông tin về thị trường.

+ Chưa có kỹ năng lập các dự án sản xuất, chế biến để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để mở rộng hoạt động chế biến, tiêu thụ.

+ Cơ sở hạ tầng sản xuất còn hạn chế như: hệ thống nhà xưởng sản xuất, chế biến chưa đồng bộ, đường giao thông đi lại còn khó khăn, thiếu điện cho hoạt động chế biến sản phẩm vào vụ sản xuất chính.

+ Biện pháp xử lý chất thải, nước thải tại các cơ sở chế biến nói chung vẫn chưa triệt để, gây ô nhiễm môi trường.

+ Liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến chưa chặt chẽ, hình thức chủ yếu là tổ nhóm, Hợp tác xã và người nông dân, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp có đầu tư lớn vào sản xuất, chế biến.

4.2.2.4. Tác nhân bán buôn miến dong

a. Đặc điểm chung

Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản nói riêng và mặt hàng miến dong trên địa bàn huyện Yên Sơn phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chủ động đáp ứng nhu cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu cho thị trường và người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của xã, huyện trong thời gian tới.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển hệ thống phân phối miến dong với quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn. Thúc đẩy giao thương tại các chợ đầu mối trong địa bàn xã, huyện và tỉnh. Người bán buôn sẽ đi thu một lượng lớn sản phầm miến dong từ các hộ sản xuất hay các hợp tác xã/xưởng sản xuất miến trên địa bàn huyện Yên Sơn để phân phối đến người bán lẻ và thu lợi nhuận.

Bảng 4.20. Đặc điểm chung của tác nhân bán buôn miến dong

STT Diễn giải ĐVT Bình quân chung Nhóm tác nhân bán buôn Yên Sơn Tuyên Quang Hà Nội

1 Tuổi bình quân Tuổi 38,5 41 38 36,5 2 Trình độ văn hoá

- Cấp II % 34,7 42,8 32,7 28,6 - Cấp III % 51,1 57,2 67,3 71,4 3 Số lao động/hộ Lao động 1 1 1 2 4 Số năm hoạt động Năm 5,5 7 5,5 4 5 Số vốn lưu động Tr.đồng 220 100 250 300 6 Tỷ lệ sản phẩm mua từ

- Các hộ sản xuất % 37,5 45 42,5 25 - Hợp tác xã % 62,5 55 57,5 75 7 Khối lượng bán buôn/năm Kg 2.750 2.500 2.500 3.000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Độ tuổi bình quân của tác nhân người bán buôn tại Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và Hà Nội hay còn gọi là tác nhân người bán buôn Yên Sơn là 41, bán buôn Tuyên Quang là 38 và bán buôn Hà Nội là 36,5. Số chủ hộ có trình độ cấp II là 42,8; 32,7 và 28,6. Số chủ hộ có trình độ cấp III là 57,2; 67,3 và 71,4. Nhìn chung giữa các tác nhân người bán buôn Yên Sơn, Tuyên Quang và Hà Nội có sự khác biệt về trình độ. Nhóm tác nhân này thường phải thuê thêm từ 1 đến 2 lao động. Tác nhân người bán buôn có thời gian hoạt động trung bình là 5,5 năm. Lượng vốn bình quân của tác nhân này sử dụng trong hoạt động mua - bán là 220 triệu đồng và khối lượng bán buôn trong năm trung bình đạt 2.750 kg miến dong. b. Phương thức giao dịch, thanh toán và vốn kinh doanh

Các tác nhân bán buôn được hỏi nói rằng mình có cửa hàng làm điểm tập kết và bán miến dong hàng ngày. Người bán buôn tại Yên Sơn thuê kiốt bán miến tại các chợ trong huyện, người bán buôn tại Hà Nội thuê kiốt bán miến dong tại Hà Nội. Phương tiện vẫn chuyển của họ là ô tô tải.

Giao dịch giữa những những người bán buôn miến dong với khách hàng diễn ra trực tiếp hoặc tác động thông qua điện thoại. Thanh toán bằng tiền mặt, có thể khách hàng trả tiền ngay nhưng cũng có khi hai bên thoả thuận thanh toán theo đợt. Vì vậy, số vốn của tác nhân này khá lớn từ 100 đến 300 triệu đồng.

Đối với tác nhân bán buôn Hà Nội, miến dong được vận chuyển ra Hà Nội và được giao cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Các chủ buôn nói rằng họ có cửa hàng tại Hà Nội và sau khi giao buôn khoảng 70% miến dong cho những người bán buôn, bán lẻ Hà Nội, 30% bán lẻ tại cửa hàng.

Các chủ buôn địa phương nói rằng, mình có thể chủ động được nguồn vốn buôn bán với quy mô kinh doanh hiện tại, nhưng nếu mở rộng thêm hoạt động kinh doanh thì họ phải cần đến sự trợ giúp của các hình thức tín dụng.

c. Hợp đồng

Một đặc điểm khá riêng của kênh hàng này là bước đầu đã có hợp đồng tiêu thụ tuy chỉ qua thoả thuận mà không phải bằng giấy tờ. Khách hàng thông báo số lượng, chủng loại miến dong, giá cả căn cứ theo giá thị trường thời điểm đó. Tuy không có hợp đồng, cam kết bằng văn bản nhưng dựa vào uy tín của mình, quan hệ giữa những người buôn bán với khách hàng của mình là khá bền vững.

d. Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động

Tác nhân bán buôn miến dong địa phương cho biết, giá bán miến của họ thường thấp hơn giá bán buôn miến dong tại thị trường Hà Nội.

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ được rằng tác nhân người bán buôn phải bỏ ra lượng giá trị chi phí trung gian cao (bằng 4.443 nghìn đồng) chiếm 90% doanh thu. Giá trị gia tăng đạt được của tác nhân người bán buôn là 457 nghìn đồng (chiếm 9,3% doanh thu).

Trong số 4 kênh hàng có sự tham gia của người bán buôn có kênh bán buôn tại Yên Sơn, bán buôn tại thành phố Tuyên Quang và một kênh bán buôn tại Hà Nội. Tác nhân bán buôn Hà Nội có chi phí trung gian cao nhất do chi phí vận chuyển cao hơn 2 tác nhân bán buôn còn lại nhưng lại đạt giá trị gia tăng cao nhất (bằng 610 nghìn đồng, chiếm 11,1% doanh thu). Tác nhân Yên Sơn dù có chi phí vận chuyển thấp nhất nhưng do giá bán thấp hơn nên giá trị gia tăng đạt được của tác nhân này thấp hơn tác nhân bán buôn Hà Nội. Hiện nay đội ngũ những người bán buôn tại Yên Sơn chưa nhiều nhưng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân bán buôn miến dong tác nhân bán buôn miến dong

(tính bình quân theo 100 kg miến)

TT Diễn giải ĐVT quân Bình

chung Nhóm tác nhân bán buôn Yên Sơn Tuyên Quang Hà Nội 1 Doanh thu (TR) Ngh.đồng 4.900 4.500 4.700 5.500 2 Chi phí trung gian (IC) Ngh.đồng 4.443 4.120 4.320 4.890 3 Giá trị gia tăng (VA) Ngh.đồng 457 380 380 610 4 Công lao động Công 2 2 2 3 5 Lãi gộp (GPr) Ngh.đồng 457 380 380 610 6 Hao mòn TSCĐ Ngh.đồng 37 30 30 50 7 Lãi ròng (NPr) Ngh.đồng 420 350 350 560 8 VA/IC Lần 0,10 0,09 0,09 0,12 9 VA/công lao động Ngh.đồng 194 190 190 203 10 GPr/IC Lần 0,10 0,09 0,09 0,12 11 GPr/công lao động Ngh.đồng 194 190 190 203 12 NPr/IC Lần 0,09 0,08 0,08 0,11 13 NPr/công lao động Ngh.đồng 179 175 175 187 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Hao mòn tài sản cố định của các tác nhân người bán buôn tính vào khấu hao phương tiện vận chuyển, cách tính khấu hao đều theo số năm sử dụng.

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế của tác nhân người bán buôn Hà Nội đạt cao nhất, có nghĩa kênh hàng này hoạt động hiệu quả nhất, cần tiếp tục phát huy mở rộng. Tác nhân bán buôn Yên Sơn và Tuyên Quang hoạt động kém hiệu quả hơn nên cần xem xét lại chiến lược hoạt động của 2 kênh phân phối này. e. Thuận lợi, khó khăn của tác nhân bán buôn miến dong

- Thuận lợi :

+ Kinh nghiệm hoạt động lâu năm

+ Có mạng lưới các tác nhân đầu vào, đầu ra ổn định, chủ động được nguồn hàng.

- Khó khăn :

+ Buôn bán chưa thông qua hợp đồng kinh tế, chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết nên làm ăn đôi lúc còn bấp bênh.

+ Không kiểm soát được chất lượng miến dong đầu vào.

4.2.2.5. Tác nhân bán lẻ miến dong

a. Đặc điểm chung

Tác nhân người bán lẻ là những mắt xích cuối cùng đưa sản phẩm đến mỗi người tiêu dùng. Người bán lẻ sẽ thu mua sản phẩm miến từ những người bán buôn để phân phối sản phẩn đến người tiêu dung hay có thể lấy trực tiếp từ những hộ sản xuất hay hợp tác xã/ xưởng sản xuất mà không qua tác nhân người bán buôn. Những người bán lẻ có thể bán sản phẩm tại các cửa hàng nhỏ của gia đình hay bày bán tại chợ. Các cửa hàng bán lẻ chỉ tập trung cao điểm vào những dịp tết, khi đó nhu cầu tiêu dùng miến dong của người dân tăng mạnh.

Bảng 4.22. Đặc điểm chung của tác nhân bán lẻ miến dong

STT Diễn giải ĐVT Bình quân chung Nhóm tác nhân bán lẻ Yên Sơn Tuyên Quang Hà Nội 1 Số hộ điều tra Hộ 10 5 5 2 Số năm hoạt động Năm 6,3 6,4 4,6 7,8 3 Số lao động/hộ Lao động 1,5 1 1,5 1,5 4 Số vốn lưu động Tr.đồng 15 10 10 30 5 Khối lượng bán lẻ/tháng Kg 350 300 300 500 6 Khối lượng bán lẻ/năm Kg 4.200 3.600 3.600 6.000 7 Khách hàng - Người tiêu dùng % 100 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kết quả điều tra thị trường cho thấy tác nhân tham gia bán lẻ miến dong rất đa dạng bao gồm cả những người kinh doanh thực phẩm khô tại các chợ (Yên Sơn) và những cửa hàng, đại lý kinh doanh bên ngoài huyện (thành phố Tuyên Quang và Hà Nội). Nhu cầu và yêu cầu của người kinh doanh miến dong tại các thị trường có nhiều sự khác nhau.

Những người kinh doanh miến dong ở thị trường Hà Nội có thời gian tham gia hoạt động này lâu hơn (trung bình đã bán miến dong trên 7 năm) và thường phải thuê thêm 1 đến 2 lao động. Do nhu cầu của khách hàng đa dạng hơn nên người kinh doanh miến dong thành phố Tuyên Quang và Hà Nội bán chủng loại miến dong đa dạng hơn. So với thị trường Yên Sơn và Tuyên Quang, hoạt động kinh doanh miến tại Hà Nội rất ổn định (bán miến trong cả 12 tháng). Nguyên nhân là do những người kinh doanh miến dong Hà Nội có thời gian hoạt động lâu hơn đã xây dựng được mối liên kết với các nguồn cung cấp sản phẩm bền vững. Lượng miến bán bình quân/tháng của người kinh doanh tại Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với thị trường Yên Sơn và Tuyên Quang.

b. Nhận biết và đánh giá về sản phẩm miến dong Yên Sơn

Bảng 4.23. Nhận biết và đánh giá về sản phẩm miến dong Yên Sơn

STT Diễn giải ĐVT Nhóm tác nhân bán lẻ

Yên Sơn Quang Tuyên Nội Hà

1 Tỷ lệ hộ điều tra nghe nói đến miến dong Tuyên Quang % 100 100 16,67

2 Tỷ lệ hộ bán miến dong Tuyên Quang % 100 75 3,33 3 Nhu cầu khối lượng miến dong/tháng Kg 150 300 500

4 Đánh giá chung về sản phẩm của người kinh doanh miến dong Tuyên Quang

Rất ngon, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm Ngon, sạch

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Điều tra tình hình kinh doanh tại 3 thị trường cho thấy, miến dong Yên Sơn là sản phẩm rất nổi tiếng ở Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang khi tất cả những người được điều tra đã nghe nói đến sản phẩm này. Ngược lại tại thị

trường Hà Nội, đây vẫn được coi là sản phẩm tương đối mới khi chỉ có 16,67% người kinh doanh có nghe nói đến sản phẩm này. Nguyên nhân là do chưa xây dựng được hệ thống các kênh phân phối ổn định, đặc biệt là với hệ thống siêu thị, các cửa hàng cao cấp.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng có ít người kinh doanh Hà Nội biết đến miến dong Yên Sơn là do chưa có nhiều thông tin có liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm miến dong Yên Sơn như quảng cáo, giới thiệu thử nếm, mở các điểm bán… ở thị trường này cũng chưa được triển khai thực hiện.

Bình quân mỗi cửa hàng, đại lý tại thành phố Tuyên Quang và Hà Nội có khả năng tiêu thụ từ 300 - 500 kg miến dong Yên Sơn, cao gấp 2 – 3 lần con số này ở thị trường Yên Sơn. Vì vậy có thể khẳng định, tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong Yên Sơn là rất lớn.

c. Đánh giá khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của sản phẩm miến dong Yên Sơn

So sánh hiện trạng chất lượng, các dịch vụ đi kèm trong phân phối miến dong Yên Sơn với nhu cầu, yêu cầu của người kinh doanh miến dong tại các thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)