STT Diễn giải ĐVT Bình quân chung Các xã điều tra Lực Hành Nhữ Hán 1 Số hộ thu gom Hộ 20 10 2 Số hộ điều tra Hộ 15 5
3 Tuổi bình quân Tuổi 39,5 39 40 4 Số chủ hộ có trình độ văn hoá
- Cấp II % 0,4 0,4 0,5
- Cấp III % 0,6 0,6 0,5
5 Số năm hoạt động trung bình Năm 6,5 7 6,5 6 Số lao động tham gia Lao động 2 2 2 7 Lượng vốn bình quân Triệu đồng 37,5 40 35 8 Khối lượng thu gom/ngày Tấn 11,98 13,44 10,53 9 Khối lượng thu gom/năm Tấn 415,2 421,2 403,2 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Tổng số tác nhân thu gom đang tham gia trong chuỗi giá trị tại Yên Sơn là 30 hộ. Độ tuổi bình quân của tác nhân thu gom là 39,5, đây là độ tuổi trẻ, khoẻ và
năng động. Số chủ hộ có trình độ cấp II là 40% và số chr hộ có trình độ cấp III là 60%. Bình quân mỗi tác nhân thu gom sử dụng 2 lao động phục vụ cho hoạt động mua- bán dong riềng. So với nhóm tác nhân Nhữ Hán (bình quân tham gia 6,5 năm), nhóm tác nhân Lực Hành có thời gian tham gia hoạt động trong chuỗi lâu nhất (bình quân tham gia 7 năm), do họ có nguồn vốn lớn hơn (lượng vốn bình quân 40 triệu đồng), có phương tiện vận chuyển và tìm kiếm được thị trường trước nên có thời gian tham gia chuỗi giá trị sớm hơn. Những năm đầu hình thành chuỗi, số tác nhân thu gom Lực Hành hiện nay đã tăng gấp hơn 2 lần (từ 7 người trong năm 2010 đã tăng lên 20 người trong năm 2016). Số lượng tác nhân thu gom tăng và thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng đã góp phần làm tăng giá bán dong riềng trong những năm qua.
Trong năm 2016, thời gian diễn ra các hoạt động mua - bán dong riềng của các nhóm tác nhân kéo dài từ 30- 40 ngày. Do địa hình trắc trở nên thu gom Nhữ Hán có thời gian tham gia dài nhất (40 ngày), tác nhân thu gom Lực Hành có thời gian tham gia ngắn hơn (từ 30 đến dưới 40 ngày). Bình quân tổng khối lượng thu gom trong cả năm của Lực Hành (421,2 tấn) ít hơn tổng khối lượng thu gom bình quân của Nhữ Hán (403,2 tấn).
b. Hiện trạng mua sản phẩm dong riềng
Tất cả các tác nhân thu gom mua sản phẩm trực tiếp từ hộ nông dân. Tuy nhiên, địa điểm thu mua sản phẩm của các tác nhân thu gom khác nhau, người thu gom mua dong riềng ngay tại ruộng hoặc ven đường. Chất lương dong riềng mua phụ thuộc vào sự đánh giá bằng cảm quan và thông tin từ tác nhân sản xuất.
Dong riềng mua tại ruộng được tác nhân sản xuất cắt bỏ lá, thân và củ đựng trong bao tải dứa to, nhìn chung hình thức bảo quản rất đơn giản.
c. Hao hụt
Mặc dù mua bán, tác nhân thu gom đã được người sản xuất trừ hao, tuy nhiên những người thu gom cho biết do là mặt hàng củ tươi nên họ vẫn bị hao hụt đáng kể (khoảng 3%) tuỳ thuộc vào quá trình bảo quản và vận chuyển.
d. Hợp đồng
Mua bán trao đổi dong riềng theo hình thức thoả thuận miệng, dựa trên quan hệ bán hàng. Chưa có văn bản hợp đồng nào được ký trong hoạt động mua bán của tác nhân này.
e. Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân thu gom (tính trên 1 ngày thu gom)