Thực hiện tốt việc phân tích thông tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 108 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống

4.3.2. Thực hiện tốt việc phân tích thông tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh đang ở giai đoạn phát triển ngân hàng có thể dựa vào uy tín của họ để cho vay không có tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, có phương án kinh doanh có khả năng phát triển ngân hàng nên mạnh dạn sử dụng phương pháp đảm bảo tiền vay hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nếu không có tài sản đảm bảo. Bảo lãnh của bên thứ ba thường là bảo lãnh của UBND huyện, hiệp hội nghề nghiệp, hợp tác xã… đối với các thành viên làm nghề. Đặc biệt đối với các làng nghề truyền thống thường gặp nhiều khó khăn ngân hàng có thể cho vay qua bảo lãnh. Trong trường hợp này ngân hàng nên đòi hỏi bên bảo lãnh nâng cao trách nhiệm khi bảo lãnh tức chia sẻ một phần hay toàn bộ khi rủi ro xảy ra đồng thời giám định kỹ chất lượng khoản vay trước khi hồ sơ vay vốn gửi lên ngân hàng. Có như vậy mới tạo điều kiện cho khách hàng ở làng nghề có điều kiện vay vốn và ngân hàng cũng có điều kiện mở rộng cho vay đối với làng nghề.

4.3.2. Thực hiện tốt việc phân tích thông tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tín dụng

Như đã đề cập ở trên, rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng làng

nghề nói riêng đòi hỏi BIDV chi nhánh Từ Sơn cần chú trọng hơn nữa việc phân tích thông tin tín dụng hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đó là :

- Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay: Sàng lọc khách hàng trước khi cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng xảy ra trong tương lai. Lựa chọn khách hàng tức là phải phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay và luôn luôn đặt ra câu hỏi liệu khách hàng có đủ tiềm lực tài chính và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng trong tương lai hay không? Để đánh giá khách hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với lĩnh vực khách hàng làng nghề trên các tiêu chí sau:

+ Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh và uy tín của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là điều kiện nhằm xác định trách nhiệm trả nợ trước pháp luật của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng phải có năng lực quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu và sự thay đổi của thị trường để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.

Uy tín của khách hàng vay vốn: Tại các làng nghề vay vốn tại BIDV chi nhánh Từ Sơn, có thể nói bên cạnh năng lực tài chính thì uy tín của các khách hàng tại các làng nghề này rất được chú trọng và được coi là yếu tố chi phối quyết định cấp tín dụng của ngân hàng tới khách hàng, nó thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng trong tương lai. Thực tế cho thấy đại bộ phận những hộ SXKD tại các làng nghề kinh doanh dựa trên kinh nghiệm và uy tín của họ cho nên họ rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh, trong quan hệ vay mựợn. Uy tín của khách hàng phải được phân tích trên các phương diện: Lai lịch, tình hình tài chính, việc thanh toán các khoản nợ trong qúa khứ và hiện tại… thông qua hồ sơ do khách hàng vay vốn cung cấp, qua sổ sách tài chính của khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ cơ quan quản lý chủ quản…

+ Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng của khách hàng: bằng mô hinh SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng trên các mặt: thị trường, sản phẩm, kênh phân phối, tiêu thụ để đưa ra nhận định cuối cùng về thị trường tiêu thụ sản phẩm, để đưa ra nhận định cuối cùng về triển vọng phát triển của nghành mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh…

+ Phân tích kỹ tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra nhận định liệu khách hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình không, có đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai không. Việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng không chỉ bằng các chỉ tiêu dựa trên báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp mà còn phải dựa trên hệ thống thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, báo cáo thuế của cơ quan thuế…

+ Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản đảm bảo tiền vay được coi là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi xét duyệt cho vay, vì vậy khi nhận một tài sản làm biện pháp bảo đảm cho một khoản vay cần quan tâm đến các vấn đề: Tài sản đó có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản không? có được pháp luật cho phép chuyển nhượng không? khả năng phát mại của tài sản đó như thế nào?

- Khuyến khích khách hàng vay vốn mua bảo hiểm vay vốn: Bảo hiểm vay vốn là sản phẩm thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người vay vốn, bởi trong thời hạn vay vốn, khi khách hàng có các biến cố rủi ro về tính mạng và sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, Công ty bán bảo hiểm vay vốn sẽ thay người được bảo hiểm (người vay tiền) trả toàn bộ số tiền nợ còn thiếu ngân hàng tại thời điểm đó. Như vậy, khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm vay vốn vừa giúp giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng nếu không may gặp phải rủi ro trong cuộc sống, vừa là một phương thức hữu hiệu để bảo đảm an toàn vốn vay cho ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản vay: Sau khi giải ngân cho khách hàng, Ngân hàng cần quan tâm theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng, đánh giá việc thực hiện các cam kết đã ký với ngân hàng và chủ động nhận diện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra, nếu thấy nhiều yếu tố gây bất lợi đến khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng thì cần tập trung đánh giá nguyên nhân là do đâu, do khách quan hay chủ quan: Thông tin lừa đảo, khách hàng không chịu hợp tác, suy thoái nền kinh tế hoặc rủi ro do thị trường, bất khả kháng do hoả hoạn, thiên tai, chiến tranh…, hay do trình độ, năng lực quản lý của khách hàng yếu kém. Trên cơ sở phân tích đánh giá nguyên nhân, tìm ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

- Thường xuyên phân tích đánh giá, phân loại khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra là kết quả của cả một qúa trình kể từ khi thẩm định, quyết định cho vay và giải ngân, vì vậy để hạn chế và phòng ngừa rủi ro phát sinh, BIDV chi nhánh Từ

Sơn cần phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, rà soát phân loại khách hàng để có chế tài, biện pháp ứng phó kịp thời.

Hiện tại tại BIDV chi nhánh Từ Sơn thực hiện phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng tức là phân loại nợ khách hàng theo phương pháp định tính, mà phương pháp này chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của cán bộ làm công tác phân loại nợ (tại BIDV chi nhánh Từ Sơn là cán bộ quan hệ khách hàng), nên không đánh giá đúng thực chất của khoản vay, từ đó không đánh giá được nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn của khách hàng. Vì vậy, để hạn chế được rủi ro tín dụng từ việc phân loại khoản nợ của khách hàng, tôi khuyến nghị với BIDV xem xét thực hiện phân loại nợ khách hàng theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- tức là đánh giá phân loại nợ theo phương pháp định lượng để đánh giá đúng thực trạng tín dụng của khoản vay, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Điều quan trọng tiếp nữa là khi phân loại nợ chính xác ngân hàng cần phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ và nghiêm túc.

- Thực hiện tốt biện pháp bảo đảm tín dụng: Xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tổn thất do mất vốn xảy ra, đồng thời thông qua biện pháp bảo đảm tín dụng ngân hàng đã gắn trách nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trong quan hệ vay trả, buộc khách hàng có ý thức tuân thủ các quy định của Ngân hàng và cũng luôn quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để có nguồn trả nợ ngân hàng. Vì vậy khi xem xét vấn đề này cần quan tâm: TSBĐ có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng của bên bảo đảm? Tài sản có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm hay không? TSBĐ có là tài sản được phép giao dịch?; Khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo ra sao? Tài sản đã được mua bảo hiểm đối với các tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hay chưa?...

- Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin: Thường xuyên cung cấp và thu nhận kịp thời các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC của Ngân hàng nhà nước, mặt khác thu nhận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin đại chúng, khách hàng, bạn hàng của các khách hàng vay, các cơ quan

thuế, tài chính, các cơ quan chủ quản, ủy ban nhân dân phường, xã nơi có các làng nghề hoạt động qua đó, chi nhánh nắm bắt được tình hình công nợ, tình hình tài chính của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng.

Đồng thời cán bộ tín dụng cần làm việc trực tiếp tại cộng đồng tức là cán bộ thường xuyên đi thăm trực tiếp các làng nghề và các cơ sở sản xuất để từ đó sẽ hiểu được khách hàng của mình hơn, nắm bắt được các thông tin về làng nghề, hiểu rõ quy trình sản xuất, đặc điểm về lao đ động, công nghệ thị trường đầu ra, đầu vào của làng nghề. Bằng những biện pháp trên, hoạt động của ngân hàng sẽ đi sâu, đi sát được với làng nghề, thông tin ngân hàng thu thập được sẽ trở lên cân xứng hơn. Nhờ đó ngân hàng vừa tăng được số lượng khách hàng, vừa nâng cao được chất lượng món vay vì thực tế được bám sát một cách cặn kẽ chứ không chỉ là thụ động giải quyết các giấy tờ đưa đến như trước kia.

- Tăng cường quản trị rủi ro: thường xuyên quan tâm nghiên cứu dự đoán những biến động của môi trường kinh doanh làng nghề để có những giảỉ pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra- kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là khâu quan trọng nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để ngăn chặn và sửa chữa kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 108 - 112)