Phân loại, vai trò, điều kiện và nguyên tắc cho vay làng nghề của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 27 - 37)

hàng thương mại

2.1.2.1. Phân loại cho vay làng nghề làng nghề của ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau (có nhiều loại tín dụng khác nhau). Việc áp dụng từng loại cho vay tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại cho vay. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức thời hạn cho vay, theo phương thức cho vay, theo đối tượng cho vay, theo mục đích sử dụng vốn, theo xuất xứ tín dụng, theo hình thức bảo đảm tiền vay...

* Phân loại cho vay theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của TCTD có thể phân thành các loại:

- Cho vay ngắn hạn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng thì “Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Như vậy, ta có thể thấy đây là loại hình cho vay có thời gian không quá 1 năm, vì thế mà mục đích của loại hình cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn, cụ thể ở đây là 12 tháng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).

- Cho vay trung hạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng thì “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60

tháng”. Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thỏa thuận thời hạn sử dụng vốn vay là từ 1-5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanh hoặc thảo mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng...

- Cho vay dài hạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng thì “Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”. Nhưng mục đích của khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn...

Đối với hai hình thức cho vay là trung và dài hạn của TCTD thì phương thức cho vay chủ yếu là cho vay thông thường, khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị, nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền thanh toán định kì có thể là khác nhau.

Hiện nay hầu hết các TCTD đều rất thận trong khi quyết định cho vay trung hạn và dài hạn bởi gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình. Bởi phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kì hạn dưới một năm trong khi vay trung hạn cũng phải 1-5 năm, dài hạn thường trên 5 năm. NHTM và công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chỉ được sử dụng 20% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thay vì 30% như trước đây. Đây cũng là vấn đề rất lớn nếu các TCTD xiết chặt cho vay trung dài hạn. Bởi vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động, trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài. Vốn trung dài hạn tắc, đầu tư phát triển cũng sẽ tắc theo, kinh tế khó lòng tăng trưởng như mong muốn. Như thế cần có những cơ chế phù hợp để vừa có thể đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng đồng thời kinh tế vẫn phát triển vững mạnh (Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Ý nghĩa của phân loại cho vay theo thời hạn cho vay

biện pháp bảo đảm rủi ro về khả năng chi trả của các TCTD và xây dựng khung lãi suất cơ bản cho từng hình thức một cách phù hợp.

Đối với người đi vay thì cách phân loại này sẽ giúp cho những người có nhu cầu vay vốn lựa chọn được hình thức vay phù hợp nhất với mình cả về thời gian và chi phí.

Đối với bên cho vay (TCTD) thì cách phân loại này giúp cho TCTD có thể chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình chọn lựa đối tượng được vay vốn, điều chỉnh hoạt động cho vay một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất.

* Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay (hay là mức độ tín nhiệm của khách hàng)

Với tiêu chí này thì ta có thể nhận thấy hoạt động cho vay của TCTD có thể bao gồm các loại sau

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Đây thực chất là hình thức bảo đảm tín dụng. Nghĩa là TCTD sẽ áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo ra cơ sở kinh tế, pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Có thể nhận thấy đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba (người bảo lãnh khoản tiền vay).

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện cho vay theo hình thức này thì thông thường các bên chỉ cần giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể xem là khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho TCTD để khách hàng vay có thể được TCTD chấp nhận cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhìn chung là hình thức cho vay tương đối mạo hiểm của TCTD nên cần tuân thủ các điều kiện về vay vốn như sau:

Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng TCTD chỉ được cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiện để vay vốn và là điều kiện quan trọng nhất đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có bảo đảm.

Thứ ba, để có thể vay vốn của TCTD theo chế độ cho vay không có bảo đảm người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh.

Trong thực tiễn, để kiểm tra mức độ thỏa mãn tất cả các điều kiện pháp lí trên đây đối với một khách hàng, TCTD phải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng của mình.

Ý nghĩa của phân loại cho vay của tổ chức tín dụng dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

Đối với nhà làm luật đây là cơ sở để điều chỉnh giảm tính rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD theo hướng hạn chế các trường hợp được vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản. Giảm các trường hợp tranh chấp trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay của các ngân hàng nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với người cho vay (TCTD) có thể kiểm soát được các khoản cho vay một cách chặt chẽ hơn thông qua các tài sản đảm bảo,và giảm sự rủi ro xuống mức tối thiểu, đảm bảo sự thu hồi lại đối với khoản vay đã cho bên vay vay.

* Phân loại cho vay dựa vào phương thức cho vay (theo thông tư 39/2016/TT-NHNN)

1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, BIDV và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

2. Cho vay hợp vốn: Là việc BIDV và (các) TCTD khác cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

3. Cho vay lưu vụ: Là việc BIDV thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, BIDV và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp. Việc cho vay lưu vụ thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc.

4. Cho vay theo hạn mức: BIDV xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, BIDV thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, BIDV xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

5. Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: BIDV cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. BIDV và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.

6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: BIDV chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. Việc cho vay thấu chi trên tài khoản thanh toán thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc.

7. Cho vay quay vòng: BIDV và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng. Việc cho vay quay vòng thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc.

8. Cho vay tuần hoàn (rollover):

a) BIDV và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại BIDV và các TCTD khác;

- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại BIDV và các TCTD khác thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ

theo thỏa thuận.

9. Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay Ý nghĩa của phân loại cho vay dựa vào phương thức cho vay

Việc phân loại hoạt động cho vay theo tiêu chí này giúp cho việc lực chọn áp dụng các quy định pháp luật phù hợp để giải quyết quyền lợi của các bên trong quan hệ tín dụng được thuận lợi và nhanh chóng hơn tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên.

2.1.2.2. Vai trò hoạt động cho vay làng nghề của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường cho vay ngày càng được mở rộng và trở nên quan trọng. Chủ thể tham gia quan hệ cho vay bao gồm: ngân hàng, các đối tượng vay vốn (cá nhân, tổ chức kinh tế,…), cả Nhà nước trung ương cũng như các địa phương. Cho vay đã đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho những đối tượng tham gia trong quan hệ cho vay mà còn đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Dưới đây ta xét vai trò của hoạt động cho vay đối với ngân hàng, đối tượng vay vốn và toàn bộ nền kinh tế:

a. Đối với NHTM:

- Cho vay đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong các khoản mục sử dụng vốn thì cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất. Lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, được dùng để chi trả các chi phí như: lãi tiền gửi, lãi tiền vay, các chi phí khác. Phần còn lại là lợi nhuận của ngân hàng. Có lợi nhuận ngân hàng sẽ sử dụng để đầu tư máy móc, thiết bị, mở rộng mạng lưới…phát triển kinh doanh. Cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng. Ở các nước phát triển, doanh thu từ hoạt động này thường chiến trên 70% hay đến 90% doanh thu của ngân hàng ở các nước đang phát triển. Hiện nay đến 80% doanh thu của các NHTM là từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn.

- Cho vay giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Ngân hàng huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và phải trả chi phí cho hoạt động đó bao gồm các chi phí: quảng cáo, thuê nhân viên, lãi tiền gửi… trong đó chi phí lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nếu ngân hàng huy động tiền và cất tiền vào trong két thì tiền không sinh lời trong khi ngân hàng lại phải trả chi phí cho số tiền đó. Cho vay sẽ giúp ngân hàng sử dụng được nguồn vốn đó đem lại nguồn thu cho ngân hàng để trang trải các chi phí. Mặt khác, cho vay càng tăng

thì đến lượt nó sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn tăng nhanh hơn.

- Nhờ có hoạt động cho vay mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được không những đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển (Lê Văn Tú, 2009).

b. Đối với đối tượng vay vốn:

- Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, không đứt đoạn. Các tổ chức kinh tế trong một thời điểm nào đó thiếu vốn để mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân,…do chưa thu được tiền bán hàng. Lúc này họ phải đi vay để duy trì quá trình sản xuất, họ có thể vay bạn bè hay người thân nhưng không phải lúc nào cũng có thể vay được. Hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 27 - 37)