Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 43 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại

Để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với khách hàng ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng:

2.1.4.1. Các yếu tố chủ quan

- Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của một ngân hàng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định của NHTM đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh. Bất kỳ một chính sách tín dụng nào cũng đạt 3 mục tiêu: lợi nhuận của ngân hàng; an toàn, ít rủi ro; sự lành mạnh của khoản tín dụng. Một chính sách tín dụng luôn phải trả lời các câu hỏi: qui mô của các khoản cho vay là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu là phù hợp? Sử dụng các hình thức cho vay nào? Lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển?

Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Bất cứ ngân hàng nào muốn mở rộng hoạt động cho vay đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp với ngân hàng mình.

- Thông tin tín dụng: thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Số lượng, chất lượng của thông tin về làng nghề có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân định tình hình về các làng nghề, các cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, khả năng mở rộng cho vay đối với các làng nghề càng lớn. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nguồn sẵn có của ngân hàng, khách hàng cung cấp, từ trung tâm thông tin tín dụng, từ các nguồn khác.

cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng… để tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi sát sao các khoản cho vay, từ đó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động cho vay. Nhân tố này không chỉ tác động đến hiệu quả cho vay mà tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng.

- Chất lượng nhân sự: nhân tố con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự thành công trong hoạt động cho vay đối với làng nghề hay không phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của người cán bộ tín dụng. Họ là những người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Trước khi cho vay CBTD phải phân tích kỹ phương án vay vốn, tình hình tài chính của các hộ, cơ sở sản xuất, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của các cơ sở. Làng nghề đang ngày càng mở rộng và phát triển, việc nâng cao năng lực, trách nhiệm nhân sự là rất cần thiết. Điều đó phòng tránh cho ngân hàng rủi ro trong cho vay đối với làng nghề.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất, thiết bị của ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay. Với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp ngân hàng thực hiện được nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra trang thiết bị hiện đại cũng là một lợi thế của ngân hàng để thu hút sự quan tâm, tin tưởng của khách hàng. Do vậy, các ngân hàng hiện nay đã chú trọng việc đầu tư vào khoa học và thiết bị ngân hàng rất nhiều.

- Công tác kiểm soát nội bộ: Đây là công tác mà ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác kiểm soát nội bộ, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này (Trần Văn Minh, 2010). 2.1.4.2. Các yếu tố khách quan

* Yếu tố thuộc về làng nghề

Việc ngân hàng có quyết định cho vay hay không phụ thuộc phần nhiều vào làng nghề. Ngân hàng sẽ thực hiện cho vay nếu làng nghề có đủ điều kiện.

- Trước hết là nhu cầu vay vốn của khách hàng, đó phải là những nhu cầu cần thiết như vay để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm duy trì hay phát triển sản xuất. Nhu cầu này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, mức vốn tự có và mở rộng sản xuất kinh doanh ở làng nghề. Chẳng hạn: làng nghề có nhu cầu tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động thường xuyên như mua nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc, hàng dự trữ cho kỳ sau…Thông thường chu kỳ sản xuất kinh doanh của làng nghề là ngắn hơn so với chu kỳ sản xuất xây dựng cơ bản. Khách hàng ở các làng nghề cũng có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm tài sản cố định: máy móc, thiết bị, nhà cửa… khi mà vốn tự có của bản thân các cơ sở là không đủ.

Nhu cầu vay vốn của làng nghề phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, đối tượng tài trợ, giai đoạn sản xuất kinh doanh và điều kiện của người vay. Do vậy nhu cầu của khách hàng khác nhau về quy mô, thời hạn, phương thức cho vay. Khi mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này, ngân hàng cần xem xét nhu cầu khách hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đó của mình.

- Tình trạng tài chính của làng nghề. Ngân hàng sẽ cho vay nếu nhận thấy khả năng tài chính của khách hàng là lành mạnh và có thể phát triển. Khi cho vay ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố sau:

Khả năng trả nợ: được thể hiện trong hồ sơ hoạt động kinh doanh trước đây như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và phương án sản xuất kinh doanh. Trong đó phương án sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó phản ánh khả năng trả nợ trên cơ sở dự toán các luồng tiền trong tương lai.

Tài sản bảo đảm: Tài sản đảm bảo vẫn được coi là công cụ hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro. Tài sản bảo đảm phải dễ xác định giá trị, dễ mua bán có thể chuyển nhượng, thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng. Thông thường các hộ sản xuất thường đảm bảo bằng đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị. Đối với các doanh nghiệp thường là hàng tồn kho, khoản phải thu, máy móc thiết bị. Ngân hàng cũng cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm khi khách hàng đáp ứng được nhu cầu sau: tư cách và năng lực tài chính tốt hoặc là khách hàng có quan hệ lâu dài thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng. Tuy nhiên thực tế cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản vẫn chưa nhiều, các làng nghề thường chứa nhiều rủi ro do thị trường tiêu thụ và nguyên liệu biến động thường xuyên.

- Tư cách đạo đức, trình độ quản lý của khách hàng ở làng nghề cũng có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm của nhiều cán bộ tín dụng cho thấy tư cách đạo đức, tính cách và năng lực quản lý của khách hàng quyết định rất nhiều đến nhu cầu, mục đích vay vốn của họ cũng như mức độ thành công của món vay. Cán bộ tín dụng có thể đánh giá họ thông qua một số tiêu thức như: có quan hệ tín dụng lâu dài và luôn trả nợ đúng hạn, phương án sản xuất hợp lý có triển vọng phát triển, trình độ giáo dục.

- Phương án sản xuất kinh doanh: Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay được chấp nhận. Nhưng để được ngân hàng chấp nhận khoản vay thì dự án, phương án sản xuất kinh doanh mà người đi vay đưa ra phải khả thi, hay nói cách khác là phải đảm bảo được khả năng trả nợ ngân hàng.

- Uy tín của khách hàng vay vốn: Một khách hàng vay vốn mà có uy tín sẽ được ngân hàng chấp nhận khoản vay với nhiều điều kiện ưu đãi. Uy tín người vay ở đây đề cập đến sự sẵn sàng thực hiện các cam kết của hợp đồng tín dụng một cách tự giác và đem lại lợi ích cho ngân hàng.

- Trình độ quản lý của người điều hành doanh nghiệp: Người điều hành có vai trò hết sức quan trọng trong một doanh nghiệp, họ là người lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và trực tiếp kiểm tra kết quả đạt được. Do đó, trình độ của nhà lãnh đạo là chìa khóa để có được thành công. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người trên cương vị lãnh đạo nhưng lại có nhiều hạn chế về học vấn, kiến thức kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm… dẫn đến hoạt động không hiệu quả và không trả được nợ vay (Trần Văn Minh, 2010).

* Các yếu tố khách quan khác

Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn nhiều nhân tố khách quan mà nó cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng:

- Tác động của môi trường kinh tế: Nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món nợ vay cho ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của khoản tín dụng của ngân hàng.

- Tác động của môi trường pháp lý: Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp lý đặc thù hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ đem lại

hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, các doanh nghiệp và đảm bảo được hiệu quả của các khoản vay giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại… có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng, chính sách kinh tế trong mỗi thời kỳ thì khác nhau. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng và khách hàng vay vốn. Khi môi trường tự nhiên mà xấu (như lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn…) khiến cho việc kinh doanh của khách hàng bị gián đoạn hoặc gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn kéo theo hiệu quả của các khoản tín dụng bị giảm sút (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)