Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 106 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống

4.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nhu cầu vay vốn ngày càng tăng đòi hỏi BIDV chi nhánh Từ Sơn phải có chính sách tín dụng riêng đối với làng nghề.

Mở rộng cho vay đối với làng nghề nên được đặt thành một nội dung lớn trong chiến lược phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Với số lượng khách hàng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ nhiều như hiện nay nhưng tỷ lệ khách hàng ở làng nghề có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn rất hạn chế. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng nên chú trọng cho vay làng nghề nhiều hơn, khi đặt thành một nội dung lớn, ngân hàng tất yếu sẽ xây dựng những biện pháp để mở rộng cho vay có hiệu quả. Từ đó nó trở thành một định hướng đối với cán bộ tín dụng khi ra quyết định cho vay tập trung tiếp thị, lôi kéo, tăng trưởng các khách hàng như sau

Khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV, có quan hệ vay trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, tín nhiệm.

- Khách hàng có uy tín, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vay vốn.

- Khách hàng có ngành nghề truyền thống, sản phẩm gia truyền thương hiệu qua nhiều thế hệ, hoạt động ổn định và phát triển.

Mở rộng quy mô tín dụng:

Với tốc độ phát triển sản xuất như hiện nay tại các làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thì ngân hàng nên tăng mức cho vay đối với các hộ. Khi cho vay đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đặc biệt là đối với các hộ thì ngân hàng thường dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định khối lượng khoản vay, do vậy mà các hộ thường được vay vốn dưới mức nhu cầu. Để tăng quy mô tín dụng cho làng nghề thì ngân hàng không nên quá coi trọng vào tài sản đảm bảo mà lấy tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Mặt khác, ngân hàng nên định giá tài sản đảm bảo của khách hàng ở các làng nghề theo giá thực tế của thị trường để nâng mức cho vay có thế chấp tương ứng giá trị tài sản đảm bảo.

Như là quy định cụ thể về giá trị định giá tài sản đảm bảo ở các khu vực trong làng nghề để vừa đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngâng hàng mà còn tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng khi được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn

Áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với làng nghề:

Lãi suất liên quan đến chi phí vốn của khách hàng nên nó đặc biệt được khách hàng quan tâm. Khách hàng luôn có sự so sánh lãi suất của các ngân hàng khác nhau để quyết định đi vay. Bởi vậy ngân hàng nên có cơ chế lãi suất ưu đãi đối với khách hàng tại các làng nghề.

Trong thời gian vừa qua ngân hàng quy định mức lãi suất chung áp dụng cho mọi đối tượng. Để hoà nhập kịp với cơ chế thị trường thì bản thân mỗi cơ sở, mỗi hộ sản xuất tại làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ phải nhanh chóng chuyển đổi công nghệ kỹ thuật nhưng nhu cầu vốn đòi hỏi lớn, thời gian phát huy hiệu quả chậm, lãi suất tiền vay đổ đều như các đối tượng thương mại dịch vụ khác sẽ là cản trở cho sản xuất làng nghề phát triển. Ngân hàng nên có sự hạch toán trên cơ sở lãi suất trần, đảm bảo lãi suất thực dương mà vẫn có tác dụng thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển. Bên cạnh việc sử dụng tích cực các nguồn vốn từ các tổ chức thế giới qua các dự án với lãi suất thấp, ngân hàng phải chọn đối tượng đầu tư phù hợp và có ưu tiên lãi suất theo những biện pháp xử lý thích ứng. Ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay đối với làng nghề trên cơ sở:

Giảm lãi suất nhưng không để có sự chênh lệch qua lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Muốn vậy ngân hàng cần phải tìm các nguồn vốn rẻ, dài hạn hơn để tài trợ nhu cầu của làng nghề.

Hạ lãi suất với các dự án nằm trong chương trình, định hướng phát triển của Trung ương và địa phương. Các dự án xử lý môi trường của làng nghề cần được quan tâm xử lý như: nước thải, rác thải,…các dự án đổi mới máy móc thiết bị công nghệ và các dự án phát triển vùng nguyên liệu. Tạo ra sự ổn định lâu dài cho sự phát triển làng nghề.

Về cơ chế bảo đảm tiền vay:

Trong thực tế khi giải quyết một khoản vay của khách hàng ở các làng nghề, ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo và CBTD coi đây là điều kiện cơ bản bảo đảm an toàn khi cho vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo được mở rộng cho phép ngân hàng lựa chọn khách hàng để cho vay khi không có tài sản đảm bảo nếu khách hàng có đủ điều kiện. Tuy nhiên khi cho vay đối với làng nghề, ngân hàng đòi hỏi có tài sản thế chấp và coi đó là yếu tố quan trọng khi ra quyết định cho vay.

Các chủ hộ và cơ sở làm nghề thường là người có tư cách đạo đức tốt nên ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo. Đối với những cơ sở làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 106 - 108)