Các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ sơn năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 78 - 97)

TT Làng nghề Địa chỉ (xã, phường) Nghề sản xuất chính Làng nghề truyền thống Tình trạng phát triển Tốt TB 1 Đồng Kỵ Đồng Kỵ Đồ gỗ mỹ nghệ x x 2 Đồng Hương Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x 3 Hương Mạc Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x x 4 Kim bảng Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x x

5 Kim Thiều Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x x

6 Mai Động Hương Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x x

7 Phù Khê Đông Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x x

8 Phù Khê Thượng Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x x

9 Nghĩa Lập Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x x

10 Tấn Bào Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x x

11 Trang Liệt Trang Hạ Đồ gỗ mỹ nghệ x

12 Bính Hạ Trang Hạ Đồ gỗ mỹ nghệ x

13 Dương Sơn Tam Sơn Đồ gỗ mỹ nghệ x

14 Thọ Trai Tam Sơn Đồ gỗ mỹ nghệ x

15 Tam Sơn Tam Sơn Đồ gỗ mỹ nghệ x

16 Phúc Tinh Tam Sơn Đồ gỗ mỹ nghệ x

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2016)

Nghề truyền thống Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ. Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống. Đến Đồng Kỵ, quang cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng ta là hệ thống cửa hàng, ky ốt nằm san sát dọc 2 bên đường chính vào làng với rất nhiều hàng hóa sản phẩm của làng nghề được bày bán, khu vực này như một khu phố bán hàng sầm uất. Đi sâu vào làng Đồng Kỵ cũng như các làng gỗ mỹ nghệ khác là các tiếng đục, chạm, máy cưa, máy bào,...

Đến nay nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ là nghề được phổ biến rộng rãi nhất ở Từ Sơn. Trong số những làng nghề truyền thống của Từ Sơn thì nghề gỗ mỹ nghệ chiếm 10 làng tập trung ở 3 xã phường là Đồng Kỵ, Phù khê, Hương Mạc. Hiện nay nghề này đã lan sang nhiều các xã phường khác: Tam Sơn, Tân Hồng, Đồng Nguyên,... (bảng 4.4).

4.1.2.2. Sản phẩm chủ yếu

Ở Từ Sơn sản phẩm nghề gỗ mỹ nghệ rất phong phú, đa dạng vầ được ưa chuộng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các sản phẩm đều được sản xuất

bằng các loại gỗ tốt, hao phí nhiều công lao động bởi bàn tay con người vào các công đoạn đục, chạm, khảm, ngang, đánh bóng, véc ni... Các sản phẩm làm ra mang tính đơn chiếc, không mang tính chất sản xuất hàng loạt, yêu cầu kỹ thuật tay nghề cao. Ngoài các sản phẩm chủ yếu như tủ, giường, sập, bàn ghế các loại, còn có các loại sản phẩm khác như tượng, tranh, con giống, hoành phi, câu đối...

Bảng 4.5. Một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Sản phẩm ĐVT Số lượng 2014 2015 2016 Giường các loại Bộ 21.840 23.043 26.490 Doanh nghiệp Bộ 2.897 3.888 4.063 Hợp tác xã Bộ 896 910 1.290 Hộ Bộ 18.047 18.245 21.137 Tủ các loại Cái 36.109 37.187 47.423

Doanh nghiệp Cái 2.218 2.570 3.061

Hợp tác xã Cái 860 995 1.138

Hộ Cái 33.031 33.622 43.224

Bàn ghế các loại Cái 73.903 75.758 89.094

Doanh nghiệp Cái 4.560 4.635 5.869

Hợp tác xã Cái 1.265 1.590 2.149

Hộ Cái 68.078 69.533 81.076

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn (2016)

Qua bảng 4.5 ta thấy từ năm 2014 đến năm 2016 các loại sản phẩm tủ, giường, bàn ghế liên tục tăng. Sở dĩ số lượng sản phẩm nghề gỗ mỹ nghệ qua các năm tăng do nhu cầu về loại sản phẩm này trong nước ngày càng cao, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng mặc dù giá cả sản phẩm tương đối cao; bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nghề gỗ mỹ nghệ ở Từ Sơn đã có những thương hiệu chung của sản phẩm có uy tín trên thị trường như đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê.

Hiện nay sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở Từ Sơn vẫn còn những vấn đề cần phải bàn tính đó là: thứ nhất, giá cả sản phẩm quá cao, cao hơn từ 10 – 20 % giá sản phẩm cùng loại ở các làng nghề Nam Định, Hà Tây dẫn đến giảm tính cạnh tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng có thu nhập trung bình; Thứ hai, sản phẩm chưa thích ứng được yêu cầu của các nước

khí hậu lạnh như Bắc Âu, Bắc Mỹ dẫn đến co ngót, cong vênh do công nghệ xử lý gỗ kém; Thứ ba, danh tiếng của sản phẩm còn một số vùng trong nước và đặc biệt nhiều nước trên thế giới chưa biết đến; thương hiệu sản phẩm riêng của nhiều công ty, hợp tác xã chưa phát triển tương xứng với uy tín của làng nghề do việc đầu tư quảng bá cho thương hiệu còn hạn chế.

4.1.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Hiện nay nghề gỗ mỹ nghệ cũng như các nghề truyền thống khác của thị xã Từ Sơn tồn tại chủ yếu 3 loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh đó là các DN, hợp tác xã và hộ sản xuất. Xét về quy mô thì DN có quy mô lớn hơn sau đó đến hợp tác xã và quy mô nhỏ là hộ sản xuất. Đối với nghề gỗ mỹ nghệ, các cơ sở có thể vừa sản xuất, vừa kinh doanh, vừa làm dịch vụ. Doanh nghiệp và HTX là các cơ sở giải quyết lượng đầu vào đầu ra lớn cho làng nghề. Các hộ làm nghề có thể là chuyên đục, chạm hoặc chuyên hàng ngang hoặc chuyên khảm (thường mướn thợ Hà Tây), hoặc có thể thực hiện nhiều công đoạn để tạo ra sản phẩm.

Bảng 4.6. Các cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn (2014 – 2016) Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 2014 2015 2016 Doanh nghiệp DN 88 93 99 Hợp tác xã HTX 37 44 48 Hộ hộ 6.072 6.701 7.914 Tổng 6.197 6.838 8.061

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn (2016)

Qua bảng 4.6 cho thấy sự tăng nhanh về số lượng các cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ qua các năm 2014 – 2016.

Hiện nay việc sản xuất trong khu vực làng nghề còn mang tính tự phát, hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, tiếp cận công nghệ mới. Vì vậy phát triển làng nghề đòi hỏi tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt là nhu cầu phát triển sản xuất lớn của các công ty, HTX vì vậy cần quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề. Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư hiện nay chuyển vào trong các khu, chính sách vay vốn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng,...

4.1.3. Thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

4.1.3.1. Quy trình, thủ tục cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

Quy trình, thủ tục cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn được chia thành 10 bước như Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay làng nghề tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016) PHÊ DUYỆT Cán bộ quản trị rủi ro Giám đốc/ Tổng giám đốc Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu NHU CẦU KHÁCH HÀNG  Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

 Tìm hiểu triển vọng

 Tham khảo ý kiến bên ngoài 1.1 THẨM ĐỊNH  Mục đích vay  HĐKD (hoặc các đơn hàng)  Quản lý  Số liệu 1.2 THƯƠNG LƯỢNG  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay

 Các vấn đề khác

1.1. THỦ TỤC HỒ SƠ  Dự thảo hợp đồng

 Xem xét hồ sơ

 Kiểm tra tài sản đảm bảo

 Các vấn đề khác 1.2 GIẢI NGÂN  Thủ tục hồ sơ hoàn tất  Chuyển tiền QUẢN LÝ TÍN DỤNG  Số liệu  Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay

 Thanh toán

 Đánh giá tín dụng

Trả nợ đúng hạn

Dấu hiệu bất thường

 Nhận biết sớm

 Chính sách xử lý

 Quản lý

 Dấu hiệu cảnh báo

 Cố gắng thu hồi nợ

 Biện pháp pháp lý

 Tái cơ cấu

1.1. THANH TOÁN  Trả đủ gốc  Trả đủ lãi 1.1. TỔN THẤT  Không trả nợ gốc  Không trả nợ lãi XỬ LÝ

Trong quy trình này quy định thời gian không quá 10 ngày kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ của khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng rất linh hoạt trong quá trình này. Để có thể rút ngắn được thời gian cho vay nhiều khi cán bộ ngân hàng có thể thẩm định luôn các điều kiện tín dụng để xem có nên cho khách hàng vay vốn hay không trong khi chờ đợi khách hàng hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin vay vốn. Từ đó nếu khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì có thể được xét duyệt vay trong vòng 3- 4 ngày.

Việc thực hiện quy trình, quy định trong công tác tín dụng đôi khi chưa nghiêm túc, thiếu chặt chẽ. Quá trình hình thành một khoản vay phải trải qua nhiều bộ phận khác nhau, nhưng để thuận tiện tránh phiền hà cho khách hàng thì các khoản vay thông thường phải mất khoảng 5 ngày đối với món vay ngắn hạn, 30 ngày đối với món vay trung dài hạn tùy theo mức độ phức tạp của món vay sẽ được giảm thiểu thời gian đến mức tối đa, có khoản vay ngắn hạn hạn mức chỉ mất 1 ngày. Như vậy, thời gian xét duyệt món vay nhanh chóng sẽ khiến cho công tác thẩm định khách hàng không được kỹ càng, có khi chỉ mang tính chất hình thức, qua loa. Đây là khâu mở đầu quá trình cho vay nhưng là khâu quyết định đến khả năng thu nợ, món vay của khách hàng.

4.1.3.2. Tình hình cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

a. Về doanh số cho vay

Những năm gần đây, doanh số cho vay làng nghề liên tục tăng lên. Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy, doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ có xu hướng tăng dần qua từng năm. Điều đó cho thấy trong thời gian qua, làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ phát triển khá mạnh cùng với các làng nghề trong cả nước, xu hướng phát triển một số khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung ở các xã, phường làm nhu cầu về các sản phẩm làng nghề và các sản phẩm vệ tinh làng nghề tăng cao, thúc đẩy nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, các hộ gia đình tại các làng nghề. Sự ưa thích các sản phẩm và mức độ chấp nhận các sản phẩm làng nghề trong dân chúng tăng cũng là một nguyên nhân làm tăng nhu cầu vốn đầu tư của các cơ sở trong làng nghề. Các hộ và các doanh nghiệp của làng nghề cần rất nhiều vốn để đầu tư máy móc thiết bị. Nhờ có vốn vay ngân hàng các làng nghề ở đây đã bắt đầu lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là giường các loại, tủ các loại, bàn ghế các loại…

Bảng 4.7. Doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2015/2014 2016/2015 Bình quân Tổng DSCV 1.023 100 1.178 100 1.327 100 115,15 112,65 113,89 1 Thời hạn 1.1 Ngắn hạn 949,34 92,8 1095,54 93 1238,09 93,3 115,40 113,01 114,20 1.2 Trung hạn 73,66 7,2 82,46 7 88,91 6,7 111,95 107,82 109,87 2 Đối tượng 2.1 Công ty CP 135,04 13,2 128,40 10,9 114,12 8,6 95,09 88,88 91,93 2.2 Công ty TNHH 217,90 21,3 228,53 19,4 245,50 18,5 104,88 107,42 106,14 2.3 Công ty TN 455,24 44,5 583,11 49,5 744,45 56,1 128,09 127,67 127,88 2.4 Cá nhân - Hộ 214,83 21 237,96 20,2 282,65 21,3 110,76 118,78 114,70

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ sơn (2017)

Xét về thời hạn, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay làng nghề, trong khi doanh số cho vay trung hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn. Đây cũng là một thực trạng chung cho hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các làng nghề không chỉ ở Từ Sơn.

Xét về đối tượng cho vay trong tổng doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn thì doanh số cho vay đối với các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn (gần 50%). Nguyên nhân là do chính sách Đảng và Nhà nước khuyến khích sự phát triển của các làng nghề truyền thống, các thành phần kinh tế nhỏ và vừa, trong khi mô hình xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân vừa đơn giản, gọn nhẹ đồng thời lại phù hợp hơn với các đơn vị sản xuất trước đây là hộ gia đình.

Nhìn chung doanh số cho vay tăng thể hiện nhu cầu vay vốn ngày một lớn của các làng nghề. Lượng vốn tín dụng mà BIDV chi nhánh Từ Sơn đưa vào các làng nghề trong những năm qua thể hiện vai trò ngày một quan trọng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho các làng nghề phát triển.

Doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng mạnh qua các năm nhưng là tăng trưởng nóng chỉ tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp và ở một khu vực làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ còn các hộ tư nhân cá thể, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa ở các khu vực lân cận khác muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng kịp thời và còn rất hạn chế.

Tuy nhiên nhóm khách hàng liên quan của ngân hàng là quan hệ gia đình của những khách hàng vay vốn (công ty, Giám đốc công ty, bố mẹ vợ chồng…) có liên quan tài chính vay vốn với nhau như: vay hộ, vay ké, góp vốn… làm cho cán bộ tín dụng khó có thể xác định ai là người thực sự sử dụng vốn thực sự. Hoặc có thể xác định được khách hàng thì cũng khó khăn trong việc xác định giới hạn tín dụng chung cho nhóm khách hàng liên quan.

b. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động của các NH và đồng thời cũng phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng đồng vốn NH của các làng nghề. Khi xem xét doanh số thu nợ phải gắn nó với doanh số cho vay và dư nợ thì mới có được cái nhìn đúng đắn hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với làng nghề.

Bảng 4.8. Doanh số thu nợ làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014- 2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2015/2014 2016/2015 Bình quân Tổng DSTN 1.113,24 100 1.270,59 100 1.421,50 100 114,13 111,88 113,00 1 Thời hạn 1.1 Ngắn hạn 1.052,01 94,5 1.194,35 94 1.329,10 93,5 113,53 111,28 112,40 1.2 Trung hạn 61,23 5,5 76,24 6 92,40 6,5 124,51 121,20 122,84 2 Đối tượng 2.1 Công ty CP 166,99 15 161,36 12,7 183,37 12,9 96,63 113,64 104,79 2.2 Công ty TNHH 250,48 22,5 278,26 21,9 262,98 18,5 111,09 94,51 102,46 2.3 Công ty TN 480,92 43,2 576,85 45,4 672,37 47,3 119,95 116,56 118,24 2.4 Cá nhân - Hộ 214,86 19,3 254,12 20 302,78 21,3 118,27 119,15 118,71

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016 )

Qua số liệu bảng 4.8 cho thấy, doanh số thu nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn đối với làng nghề không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2014 tổng doanh số thu nợ là 1.113,24 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 1.421,50 tỷ đồng. Xem xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 78 - 97)