Chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 65 - 70)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay a, Doanh số cho vay

Để đánh giá DSCV có thể sử dụng chỉ tiêu: Tỷ trọng DSCV LN ngắn/dài hạn (%) = DSCV LN ngắn/dài hạn  100 DSCV LN

Tỷ trọng DSCV vay lang nghề ngắn/dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng DSCV làng nghề, từ đó cho biết xu hướng đầu tư theo thời hạn nào được sử dụng nhiều nhất đối với làng nghề.

b, Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu đánh giá DSTN chủ yếu là: Tỷ trọng DSTN làng nghề ngắn/dài

hạn (%) =

DSTN làng nghề ngắn/dài hạn

 100 DSTN làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết DSTN đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ngắn/dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng DSTN của làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, từ đó cho biết chất lượng của khoản tín dụng đối với làng nghề.

c, Dư nợ tín dụng

Các chỉ tiêu đánh giá dư nợ tín dụng là: Tỷ trọng dư nợ cho vay làng nghề

(%) =

Dư nợ làng nghề

 100 Dư nợ của hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay làng nghề chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng ngày càng đầu tư cho làng nghề nhiều hơn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) =

Mức tăng dư nợ đối với làng nghề

 100 Dư nợ đối với làng nghề năm (t-1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay a, Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng cho vay tại một ngân hàng. Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn làng nghề (%) = Nợ quá hạn làng nghề  100 Tổng dư nợ

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc phân loại nợ tại các NHTM như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

Chú ý, từ nợ nhóm 2 trở đi, thì trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN còn nêu rõ:

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Căn cứ vào việc phân loại nợ này thì ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là một vấn đề quan trọng, cần thiết và bắt buộc trong hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ nêu trên như sau: - Nhóm 1: 0%.

- Nhóm 2: 5%. - Nhóm 3: 20%. - Nhóm 4: 50%.

- Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. b, Nợ xấu

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu này có thể coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho

vay tại ngân hàng. Để đánh giá nợ xấu ta dùng chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của làng

nghề (%) =

Nợ xấu của làng nghề

 100 Nợ quá hạn của làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là bao nhiêu.

Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ của LN (%) =

Nợ xấu của làng nghề

 100 Dư nợ của làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

c, Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho làng nghề

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng trong công tác xử lý rủi ro.

Số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể theo quy định này là:

Dự phòng nhóm 2 = (Dư nợ làng nghề nhóm 2 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  5%

Dự phòng nhóm 3 = (Dư nợ làng nghề nhóm 3 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  20%

Dự phòng nhóm 4 = (Dư nợ làng nghề nhóm 4 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  50%

Dự phòng nhóm 5 = (Dư nợ làng nghề nhóm 5 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  100%

Số tiền DP chung phải trích = (Tổng dư nợ làng nghề - Dư nợ nhóm 5 làng nghề)  0,75%

d. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng (%) = Doanh số thu nợ

 100 Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian nhất định vốn tín dụng quay được mấy vòng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 65 - 70)