Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 62)

3.2.1. Thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tài liệu công bố tại BIDV chi nhánh Từ Sơn và NHNN tỉnh Bắc Ninh. + Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Từ Sơn.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ và quy định về tín dụng ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn …

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này được sử dụng khi thực tập tại cơ sở, trong quá trình thực tập, thu thập số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh như các số liệu về tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… tại phòng giao dịch và đã khảo sát được 110 phiếu (theo phụ lục) chia thành 2 nhóm đối tượng bao gồm: 100 khách hàng vay vốn tại ngân hàng và 10 cán bộ ngân hàng.

Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và khách hàng phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tiến hành gửi câu hỏi chính thức (theo phụ lục).

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, gửi phiếu cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông qua email... với sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng.

Thu thập phản hồi từ phía khách hàng: để thu thập phiếu khảo sát, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp với chọn ngẫu nhiên có phân lớp. Mẫu thuận tiện dùng cho các khách hàng giao dịch tại quầy. Riêng mẫu gửi qua e.mail được lựa chọn khách hàng cân đối với loại hình doanh nghiệp vay vốn kết hợp với số mẫu đã thu được qua mẫu thuận tiện để có tỷ trọng phù hợp với cơ cấu khách hàng là làng nghề tại chi nhánh.

Xử lí số liệu: khách hàng được điều tra khảo sát phần lớn là khách hàng có sử dụng nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác cũng như chi nhánh khác của BIDV. Điều này sẽ giúp việc khảo sát được đồng bộ khách quan phản ánh chính xác ý kiến của khách hàng về dịch vụ cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn.

Bảng 3.4. Kết quả phiếu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ

1. Khách hàng 100 100

- Cá nhân, Hộ 60 60

- Doanh nghiệp 40 40

+ Công ty TNHH 14 14

+ Doanh nghiệp tư nhân 20 20

+ Công ty cổ phần 6 6

2. Cán bộ ngân hàng 10 10

Tổng 110 110

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng... Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,....

3.2.3. Phương pháp phân tích

Thông qua phương pháp thống kê, sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện trong quá trình phân tích các số liệu thu được.

Phương pháp thống kê mô tả: dùng phương pháp này để thu thập những số liệu về tình hình kinh tế xã hội, những số liệu cho vay vốn, kết quả kinh doanh (KQKD) của ngân hàng, những số liệu về hoạt động huy động vốn, cho vay vốn, KQKD của ngân hàng trong 3 năm 2014, 2015, 2016. Từ đó có được số liệu tổng hợp để đánh giá kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh.

Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập được nguồn số liệu, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng, sử dụng phương pháp này để so sánh năm sau với năm trước, chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác đề từ đó thấy được sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm. Trong phương pháp so sánh thì có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

So sánh tương đối là xác định mức độ phần trăm (%) giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc. Từ đó biết được nguyên nhân biến động của hiện tượng.

So sánh tuyệt đối là xác định mức biến động số lượng của kỳ phân tích so với kỳ gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh số bình quân là xác định mức độ biến động của hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau, được tính bằng phần trăm (%).

Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của ngân hàng.

3.2.4. Chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay a, Doanh số cho vay

Để đánh giá DSCV có thể sử dụng chỉ tiêu: Tỷ trọng DSCV LN ngắn/dài hạn (%) = DSCV LN ngắn/dài hạn  100 DSCV LN

Tỷ trọng DSCV vay lang nghề ngắn/dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng DSCV làng nghề, từ đó cho biết xu hướng đầu tư theo thời hạn nào được sử dụng nhiều nhất đối với làng nghề.

b, Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu đánh giá DSTN chủ yếu là: Tỷ trọng DSTN làng nghề ngắn/dài

hạn (%) =

DSTN làng nghề ngắn/dài hạn

 100 DSTN làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết DSTN đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ngắn/dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng DSTN của làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, từ đó cho biết chất lượng của khoản tín dụng đối với làng nghề.

c, Dư nợ tín dụng

Các chỉ tiêu đánh giá dư nợ tín dụng là: Tỷ trọng dư nợ cho vay làng nghề

(%) =

Dư nợ làng nghề

 100 Dư nợ của hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay làng nghề chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng ngày càng đầu tư cho làng nghề nhiều hơn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) =

Mức tăng dư nợ đối với làng nghề

 100 Dư nợ đối với làng nghề năm (t-1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay a, Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng cho vay tại một ngân hàng. Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn làng nghề (%) = Nợ quá hạn làng nghề  100 Tổng dư nợ

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc phân loại nợ tại các NHTM như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

Chú ý, từ nợ nhóm 2 trở đi, thì trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN còn nêu rõ:

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Căn cứ vào việc phân loại nợ này thì ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là một vấn đề quan trọng, cần thiết và bắt buộc trong hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ nêu trên như sau: - Nhóm 1: 0%.

- Nhóm 2: 5%. - Nhóm 3: 20%. - Nhóm 4: 50%.

- Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. b, Nợ xấu

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu này có thể coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho

vay tại ngân hàng. Để đánh giá nợ xấu ta dùng chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của làng

nghề (%) =

Nợ xấu của làng nghề

 100 Nợ quá hạn của làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là bao nhiêu.

Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ của LN (%) =

Nợ xấu của làng nghề

 100 Dư nợ của làng nghề

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

c, Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho làng nghề

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng trong công tác xử lý rủi ro.

Số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể theo quy định này là:

Dự phòng nhóm 2 = (Dư nợ làng nghề nhóm 2 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  5%

Dự phòng nhóm 3 = (Dư nợ làng nghề nhóm 3 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  20%

Dự phòng nhóm 4 = (Dư nợ làng nghề nhóm 4 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  50%

Dự phòng nhóm 5 = (Dư nợ làng nghề nhóm 5 - Giá trị TSĐB được khấu trừ)  100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền DP chung phải trích = (Tổng dư nợ làng nghề - Dư nợ nhóm 5 làng nghề)  0,75%

d. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng (%) = Doanh số thu nợ

 100 Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian nhất định vốn tín dụng quay được mấy vòng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ TẠI BIDV CHI NHÁNH TỪ SƠN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ TẠI BIDV CHI NHÁNH TỪ SƠN 4.1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn

4.1.1.1. Về hoạt động huy động vốn

Có thể nói để một NHTM hoạt động ổn định, chắc chắn và có lợi nhuận cao thì cần phải có một nguồn vốn ổn định. Điều đó cho thấy vai trò của hoạt động huy động vốn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức quan trọng. Một cơ cấu vốn hợp lý là tiền đề để cho ngân hàng tồn tại, hoạt động độc lập và hiệu quả. Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đặt vấn đề huy động vốn lên hàng đầu. Hiện nay ở BIDV Từ Sơn Với mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, tăng cường ưu đãi đa dạng và chất lượng công tác chăm sóc khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ ở lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng bán lẻ hiện nay. Đã ban hành nhiều hình thức huy động vốn và đã đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 2.502 100 2.708 100 2.927 100 1. Theo thời gian

- Không kỳ hạn 335 13,4 420 15,5 483 16,5 - Ngắn hạn 1421 56,8 1576 58,2 1528 52,2 - Trung dài hạn 746 29,8 712 26,3 916 31,3 2. Theo thành phần kinh tế - TG các TCKT 1.456 58,2 1.530 56,5 1.487 50,8 - TG dân cư 1.046 41,8 1.178 43,5 1.440 49,2 3. Theo nguồn HĐ - Tại chỗ 2.209 88,3 2.543 93,9 2.810 96 - Điều chuyển từ TW 293 11,7 165 6,11 117 4

4. Theo loại tiền

- Nội tệ 2.312 92,4 2.499 92,3 2.699 92,2

- Ngoại tệ 190 7,6 209 7,7 228 7,8

Năm 2014-2016 là năm thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng cạnh tranh của các NHTM trở nên quyết liệt, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã nghiêm túc chấp hành chính sách vĩ mô của NHNN, chỉ đạo của Tổng giám đốc BIDV về công tác huy động vốn. Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm huy động triệt để các nguồn vốn trong dân cư tại địa phương cùng nguồn vốn khác trong nền kinh tế. Cụ thể là BIDV chi nhánh Từ Sơn đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đã đạt kết quả tốt.

Bảng 4.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Từ Sơn đều có sự tăng trưởng qua các năm 2014 đến năm 2016. Năm 2016 số vốn huy động tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 62)