kinh doanh nhưng chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của Tỉnh và của BIDV Việt Nam, NHNN tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Cùng với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, bạn hàng, cùng với sự sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ sau:
Bảng 4.3 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng thu nhập 275,25 100 308,91 100 353,36 100
Thu từ lãi cho vay 249,45 90,64 284,40 92,06 305,01 86,33
Thu dịch vụ ròng 16,9 6,13 17,7 5,74 18,12 5,12
Thu nhập khác 8,90 3,23 6,81 2,20 30,23 8,55
Tổng chi phí 246,55 110 270,95 100 274,64 100
Chi phí trả lãi 176,15 78,62 190,29 70,23 186,40 67,87
Chi phí phi lãi 3,02 1,35 2,25 0,83 17,11 6,23
Chi phí hoạt động 1,19 0,53 1,14 0,42 9,91 3,61
Trích dự phòng rủi ro 66,19 29,54 77,27 28,52 61,22 22,29
Lợi nhuận trước thuế 28,7 37,96 78,72
Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2017)
Bảng 4.3 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Từ Sơn năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 9,26 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng đột biến so với năm 2015. Do năm 2016, Ngân hàng thu được một món nợ ngoại bảng của một doanh nghiệp cộng với việc áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp trên địa bàn lên lợi nhuận của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng 40,76 tỷ đồng. Do chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian này phát triển mạnh, nợ xấu trong dư nợ cho vay doanh nghiệp được kiểm soát nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều, và ngoài ra một phần ra do BIDV chi nhánh Từ Sơn phải mua vốn từ Hội sở chính do mộtlượng lớn khách hàng rời bỏ tới các ngân hàng có lãi suất cao. Phân tích các kết quả kinh doanh tại Chi nhánh:
Về thu nhập: Tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên dưới 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nguồn thu bất thường là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn vốn phi lãi và thu từ hoạt động bán vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập song liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Về chi phí: Tổng chi có tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí hoạt động tăng theo tiến độ tăng quy mô hoạt động. Khoản chi giảm nhiều nhất là khoản trích lập dự phòng rủi ro. Đạt được điều đó là do Chi nhánh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, có cách biện pháp xử lý và cải thiện các khoản nợ xấu, giúp giảm được các khoản chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. 4.1.2. Tổng quan phát triển sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Từ Sơn là trung tâm công nghiệp và là điểm sáng về phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, làng nghề ở Từ Sơn cũng như ở Bắc Ninh đã tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử. Cũng như làng nghề nước ta nói chung, làng nghề tỉnh Bắc Ninh nói riêng làng nghề ở Từ Sơn cũng biến động thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Nghề gỗ mỹ nghệ ở Từ Sơn cũng vậy đã có từ rất lâu đời. Những làng nghề đã tồn tại hàng nghìn năm như làng chạm khắc gỗ Phù Khê, làng được thành lập từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, làng nghề gỗ chạm khảm Hương Mạc, làng Kim Thiều thuộc xã Hương Mạc, Từ Sơn - một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khác gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh. Theo khẩu truyền của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt trên sông Cầu chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm khắc gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi, nghệ nhân làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây). Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế... đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.