Bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay làng nghề tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 51 - 53)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay làng nghề tại Ngân hàng

- Một là: Đẩy mạnh cho vay kinh tế hộ gia đình, kinh tế khu vực kinh tế vừa và nhỏ, chú trọng mở rộng cho vay đối tượng sản xuất hàng hóa, sản xuất

kinh doanh của các làng nghề. Từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang đối tượng ít rủi ro an toàn hơn, khai thác triệt để thế mạnh của chi nhánh đối với cho vay làng nghề.

- Hai là: Cùng với việc tổ chức sắp xếp loại khách hàng nói chung, sẽ tổ chức xếp loại khách hàng ở các làng nghề theo quy định để làm cơ sở xét duyệt cho vay hợp lý nhằm khuyến khích các cơ sở, hộ sản xuất ở làng nghề mạnh dạn đến vay vốn ngân hàng

- Ba là: Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìm được người vay có triển vọng. Muốn vậy, kinh doanh ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.

- Bốn là: Tăng cường đổi mới hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp tục đổi mới hệ thống thiết bị vi tính, phát triển dịch vụ ngân hàng mới, triển khai triển khai lắp đặt thêm máy ATM ở khu, cụm công nghiệp.

- Năm là: Tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các chỉ tiêu quản lý nợ, trích các quĩ dự phòng rủi ro... đã được đặt ra theo quy định, thông lệ, điều kiện của từng nước, từng ngân hàng cũng là một việc làm cần thiết và hữu ích trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

- Sáu là: Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được chất lượng cho vay vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Bảy là: Chất lượng cho vay sẽ được cải thiện nếu cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng, đa dạng hóa các phương thức cho vay đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng có như vậy việc triển khai các sản phẩm mới thuận lợi và đạt kết quả. Môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)