Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 116 - 121)

4.3.6.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với làng nghề

kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Do vậy ngân hàng nên quy định mức phán quyết đối với các khoản vay chẳng hạn: ngân hàng nên cho phép trưởng phòng tín dụng có quyền quyết định những khoản vay dưới 2 tỷ đồng, những khoản vay từ 2-6 tỷ đồng thì phó giám đốc, khoản vay từ 6-22 tỷ đồng thì,giám đốc có quyền quyết định, những khoản vay trên 22 tỷ đồng thì hội đồng tín dụng quyết định. Điều này tạo sự chủ động cho các phòng nghiệp vụ khi quyết định cho vay đồng thời làm giảm khối lượng của ban lãnh đạo, qua đó mà có thể rút ngắn thời gian, thực hiện quy trình, nhanh chóng ra quyết định cho vay. Trong quá trình cho vay ngân hàng nên giải quyết nhanh gọn, linh hoạt tránh gây phiền hà, mất thời gian cho khách hàng, mạnh dạn áp dụng hình thức sổ vay vốn. Trong quá trình thẩm định CBTD nên chú ý đến đặc điểm của làng nghề để đánh giá tính khả thi của dự án như: tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chất lượng sản phẩm, trình độ tay nghề của người thợ…

Trong quy trình tín dụng đối với làng nghề ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến công tác kiểm tra, kiểm toán trong hoạt động của chi nhánh. Xác định rõ hoạt động kiểm tra, kiểm toán nói chung, cho vay làng nghề nói riêng là một công việc vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cho vay. Công tác kiểm tra thường là nhằm thực hiện hoàn chỉnh quy trình tín dụng và phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay để kịp thời ngăn chặn, sửa chữa cải tiến và nâng cao hiệu quả, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Để thực hiện được điều đó ngân hàng cần tiến hành:

- Công tác tự kiểm tra đối với CBTD: CBTD tự kiểm tra xem xét lại các khoản vay kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Tổ chức kiểm tra chéo giữa các CBTD, cụ thể hoá thành nhiệm vụ, phân công cán bộ phụ trách địa bàn này kiểm tra địa bàn khác để phát hiện và sửa chữa sai sót kịp thời.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra phân tích nợ hàng tháng, quý. CBTD kết hợp với kế toán, kiểm tra viên tiến hành phân tích nợ, xác định khả năng thu hồi nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. Từ đó có kế hoạch đôn đốc xử lý thu hồi nợ kịp thời.

- Thành lập đoàn kiểm tra chuyên đề tín dụng đối với ngân hàng cơ sở. Quy định cụ thể đối với cán bộ chuyên trách, lãnh đạo các cấp kiểm tra bao nhiêu món vay hàng tháng.

4.3.6.2. Thực hiện các biện pháp khắc phục

cần áp dụng ngay các biện pháp khắc phục để hạn chế tối thiểu những tổn thất gây ra.

- Bước 1: Biện pháp đầu tiên và trước mắt là yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo tiền vay, và điều hiển nhiên là các tài sản đảm bảo bổ sung này ngoài việc đáp ứng các điều kiện cơ bản của một tài sản đảm bảo thì khả năng phát mại của tài sản được đặt lên hàng đầu.

- Bước 2: Xác định phương án cơ cấu khoản vay: có thể là gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng chỉ áp dụng phương pháp này khi quyết định tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng và một khi đã áp dụng phương án này thì ngân hàng cần xem xét quản lý chặt chẽ khoản vay, kiểm soát được dòng tiền của khách hàng.

- Bước 3: Thu hồi nợ: Khi kết luận khoản vay không thể phục hồi, ngân hàng nên ra quyết định chiến lược thu hồi nợ và đặt ra các mục tiêu phải đạt được:

- Tận thu hồi vốn, giữ thời gian thu hồi vốn ở mức tối thiểu. - Giảm thiểu chi phí phát sinh trong thu hồi nợ.

- Giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.

Khi những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục trên không thể thực hiện được và để phát sinh nợ xấu nợ quá hạn, Ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể để xử lý các khoản nợ này. Mặc dù khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào tình hình tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng, tuy nhiên trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

4.3.6.3. Tăng cường vòng quay vốn

- Đối với ngân hàng thì công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn cần phải hoàn thiện.

Đối với các dự án, phương án vay vốn ngắn hạn, cán bộ cho vay cần xem xét những vấn đề như: hồ sơ xin vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, thị trường sản phẩm tiêu thụ, tình hình tài chính của khách hàng. Qua đó đánh giá các chỉ tiêu như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, hệ số tự tài trợ…. Qua đó, xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng một cách hợp lý.

Đối với cách dự án trung và dài hạn, đây là các dự án lớn, thời hạn đầu tư dài nên các cán bộ cho vay cần phải xét đến các yếu tố như: tính hợp pháp của dự án, tính kĩ thuật của dự án, quy mô dự án, công nghệ và trang thiết bị của dự án, địa điểm thực hiện dự án, thẩm định về kinh tế và tài chính của dự án.

- Đối với khách hàng

+ Nâng cao trình độ lao động, kiến thức quản lý doanh nghiệp:

Các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý bằng việc tham gia vào các lớp học ngắn hạn về quản lý doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp kỹ năng bán hàng, một mặt để quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của mình tốt hơn, mặt khác xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh chính xác và phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị mình và tự chủ trong công tác tài chính.Từ đó xác định được nhu cầu vốn và vòng quay vốn phù hợp.

- Mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện tại, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất: Các đơn vị sản xuất làng nghề cần đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến thay thế dần kỹ thuật thủ công lạc hậu để nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng trong nước và cạnh tranh với các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường. Từ đó tăng năng suất, thúc đảy thu hồi vốn nhanh.

- Đa dạng hóa mặt hàng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của các làng nghề là yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh của làng nghề đó, sản phẩm càng đa dạng, phong phú và chất lượng không ngừng được nâng cao thì sức sống của các làng nghề đó càng mãnh liêt, cơ hội đem đến càng lớn.

- Coi trọng và đẩy mạnh công tác marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một trong các biện pháp để hỗ trợ các đơn vị sản xuất làng nghề phát triển là việc đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, các làng nghề tại Bắc Ninh cần tận dụng lợi thế cận kề nhiều khu công nghiệp nên cần thực hiện tốt công tác tiếp thị để quảng bá sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp sản xuất cần bao bì trong khu công nghiệp nói riêng và trên thị trường nói chung để ký kết hợp đồng sản xuất bao bì như: các nhà máy xi măng, các đơn vị sản xuất các sản phẩm may mặc, các nhà máy sản xuất bánh kẹo...

4.3.6.4. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt

Khi những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục trên không thể thực hiện được và để phát sinh nợ xấu nợ quá hạn, ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể để xử lý các khoản nợ này. Mặc dù khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào tình hình tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng, tuy nhiên trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, chi nhánh cần phải tiến hành từng bước:

Bước 1: Động viên và tạo điều kiện cho khách hàng

Trước hết ngân hàng phải động viên, thuyết phục khách hàng để họ ý thức được trách nhiệm của mình đối với số nợ quá hạn để từ đó họ tập trung mọi nguồn thu hợp pháp để trả nợ ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng tạo điều kiện trong phạm vi và quyền hạn cho phép đối với những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng thực sự khó khăn để thu nợ gốc trước, thu lãi sau, đồng thời cho vay những món vay mới để khách hàng có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh để có nguồn thu trả nợ ngân hàng những món vay quá hạn do nguyên nhân khách quan đem lại. Trường hợp khách hàng không có khả năng tạo nguồn trả nợ mà chỉ trông vào nguồn bán tài sản thế chấp để trả thì ngân hàng cũng tạo điều kiện và động viên và cho phép khách hàng tự thỏa thuận bán tài sản, tuy nhiên ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ để quản lý tiền bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Bước 2: Yêu cầu bên có tài sản thế chấp, bên bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ (nếu có bảo lãnh vay vốn hay khoản vay được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba)

Khi đã thực hiện biện pháp động viên và tạo điều kiện cho khách hàng mà khách hàng vẫn không có thiện chí hợp tác thì ngân hàng cần yêu cầu bên bảo lãnh vay vốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay (trong trường hợp có bảo lãnh vay vốn) hoặc bên có tài sản bảo lãnh cho khách hàng vay thúc giục khách hàng trả nợ hay trả nợ thay cho khách hàng.

Bước 3: Khởi kiện ra tòa án nhân dân

Khi đã thực hiện bước 1 và bước 2 không thành công, ngân hàng tiến hành khởi kiện khách hàng ra tòa án nhân dân để buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình khởi kiện ra tòa, nếu khách hàng có nguyện vọng tự thỏa thuận bán tài sản để trả nợ thì Ngân hàng cũng nên tạo điều kiện nhưng phải kiểm soát chặt chẽ để quản lý tiền bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Bước 4: Xử lý, phát mại tài sản đảm bảo

Sau khi khởi kiện mà không thu được nợ thì theo pháp luật ngân hàng có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự niêm phong và phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Trường hợp sau khi thanh lý tài sản đảm bảo mà vẫn chưa thu được hết nợ, ngân hàng đề nghị tòa án buộc khách hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 116 - 121)