giới
2.2.1.1. Ở Trung Quốc
Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy... Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã. Sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số địa phương (Vũ Văn Toàn, 2012).
Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, thương nghiệp, xây dựng...hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978, khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp “Hương Trấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ các làng nghề. Trong các hàng thủ công xuất khẩu, hang
thảm có vị trí quan trọng (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật).
Sự phát triển kinh tế rực rỡ của Trung Quốc thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của phát triển nông nghiệp. Trong suốt ba thập kỷ từ 50 đến 80, tăng trưởng làng nghề của Trung Quốc luôn ở mức trên 5%/năm tạo nên tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển làng nghề phải kể đến vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại. Chức năng chính của các tổ chức này là giúp nông dân tăng sức mạnh tài chính trong hoạt động sản xuất làng nghề.
Các ngân hàng của Trung Quốc là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á với bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng đạt trên 56% trong tổng thu nhập của ngân hàng này. Hiện nay ngân hàng của Trung Quốc đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực và ngân hàng mẹ đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong dịch vụ đầu tư, Các ngân hàng của Trung Quốc trở thành đơn vị đi đầu trong việc phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba, trong thời điểm hiện tại ngân hàng này có hơn 200 chi nhánh quản lý vốn đầu tư cho bên thứ ba. Chỉ riêng quy mô này giúp ngân hàng có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới. Điều đó mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần so với ngân hàng cùng quy mô. Ngoài thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng cho vay làng nghề với khả năng liên kết với bên thứ ba, ngân hàng này còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ cho vay làng nghề. Đó là việc thành lập mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như ngân hàng Internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh và ngân hàng Internet… Ngoài ra, ngân hàng này còn tỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của các chi nhánh với ý tưởng rất đời thường là mong muốn chi nhánh trở thành điểm yêu thích của khách hàng cá nhân do đa số các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh đều sử dụng công nghệ. Theo thống kê đến nay 60% giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện thông qua kênh tự động. là những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á với bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng đạt trên 56% trong tổng thu nhập của ngân hàng này. Hiện nay Ngân hàng Trung Quốc đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong dịch vụ đầu tư, Ngân hàng
đi đầu trong việc phân bổ vốn đầu tư cho vay làng nghề. Điều đó mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần so với ngân hàng cùng quy mô. Ngoài thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ các ngân hàng còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ ngân hàng. Đó là việc thành lập mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như ngân hàng Internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh và ngân hàng Internet… Ngoài ra, các ngân hàng này còn tỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của các chi nhánh với ý tưởng rất đời thường là mong muốn chi nhánh trở thành điểm yêu thích của khách hàng cá nhân do đa số các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh đều sử dụng công nghệ. Theo thống kê đến nay 60% giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện thông qua kênh tự động (Trần Văn Minh, 2010).
2.2.1.2. Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thế giới. Bên cạnh những ngành kinh tế hiện đại với các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn thì ở các vùng thị trấn, thị tứ, làng xã ở nông thôn một mạng lưới các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng. Và đặc biệt các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn, các hộ làm nghề thủ công được chú trọng phát triển. Các nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản: nghề đan lát, dệt chiếu, dệt lụa, rèn kiếm, các nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài... Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa và rèn nông cụ.... Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản có 867 nghề thủ công cổ truyền vẫn còn hoạt động. Năm 1992, đã có 2640 lượt người của 62 quốc gia trong đó có Trung Quốc, Malaisia, Anh, Pháp tới thăm các làng nghề truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, đáng chú ý lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triển ở nhiều nơi trên đất Nhật Bản (Vũ Văn Toàn, 2012).
Thị trấn Takeo của tỉnh Giphu là một trong những địa phương có nghề cổ truyền từ 700 – 800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động. Hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với 1000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hàng năm sản xuất ra 9 – 10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là, công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật Bản từ thủ công dần dần được hiện đại hóa với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật cao. Thị trấn Takeo
có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và trình độ cơ giới hóa các khâu canh tác dưới 95%, nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nông cụ của Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.
Vào những năm 70, ở tỉnh Ôita của Nhật Bản đã có phong trào “mỗi làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền trong nông thôn, do đích thân ông tỉnh trưởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 1,20 tỷ USD trong đó có 378 triệu USD thu từ bán rượu đặc sản Sake của địa phương, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển ngành nghề cổ truyền “mỗi làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lan rộng ra khắp đất nước Nhật Bản.
Ngân hàng Nhật Bản với mục đích cho vay vốn làng nghề mà không cần điều kiện bảo đảm. Ngân hàng bắt đầu với các dự án kinh tế nông thôn. Ngân hàng thành công vang dội và dự án, được chính phủ hỗ trợ, sự thành công của ngân hàng tiếp tục và nó nhanh chóng trải rộng đến các quận các của địa phương của Nhật Bản (Vũ Văn Toàn, 2012).
2.2.1.3. Ở Thái Lan
Thái Lan là một nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, hàng hoá xuất khẩu vào loại khá của khu vực Đông Nam Á. Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển. Nghề gốm cổ truyền những năm gần đây cũng phát triển mạnh mẽ, sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường thế giới và trở thành hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau lúa gạo. Bên cạnh đó nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác đồ gỗ tiếp tục phát triển tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ IV (77 – 81) Chính phủ Thái Lan đã chuyển chính sách CNH tập trung sang thực hiện chính sách phân hoá không gian công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Chính phủ đã đầu tư một khoản vốn nhất định để xây dựng trung tâm dạy nghề truyền thống cho những nông dân, thanh niên nghèo ở các địa phương. Vì vậy, hiện nay ở Thái Lan có tới hơn ¼ xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng tại nông thôn (Vũ Văn Toàn, 2012).
hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok. Mặc dù ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các làng nghề, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Chi nhánh nhỏ của Ngân hàng Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, Ngân hàng này đã mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng khách hàng cá nhân đến giao dịch. Kết quả của việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% khách hàng so với ban đầu.
Không dừng lại ở đó, để tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ khách hàng cá nhân cũng được nâng cao khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ (Vũ Văn Toàn, 2012).