Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ

4.2.2. Yếu tố khách quan

* Yếu tố thuộc về làng nghề

- Trình độ quản lý, trình độ hiểu biết về thị trường của các chủ doanh nghiệp, hộ sản xuất yếu kém. Trình độ lao động của người lao động bị hạn chế.

+ Trình độ tổ chức, năng lực quản lý điều hành của khách hàng còn kém và chưa tương xứng với quy mô hoạt động và dư nợ tín dụng. Bản thân trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp tại làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ còn nhiều hạn chế nên chưa lập được các dự án thực sự khả thi, chưa đáp ứng được các điều kiện tín dụng của ngân hàng.

Hầu hết ở làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, các chủ cơ sở sản xuất chưa qua đào tạo về quản lý kinh doanh, trình độ văn hoá ở mức trung bình, kiến thức về ngành nghề kinh doanh có thể rất giỏi do kinh nghiệm cha truyền con nối, do học hỏi lẫn nhau. Chính vì vậy họ gặp nhiều trở ngại về tổ chức quản lý kinh doanh hiệu quả. Khi có những biến động về thị trường như giá nguyên nhiên vật liệu, về giá tiêu thụ, thị hiếu của khách hàng,.... các chủ cơ sở sản xuất thường lúng túng. Một số cơ sở còn đầu tư tràn lan không có trọng điểm, không gắn với nhu cầu thị trường nên kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ ngân hàng.

+ Sự hạn chế về trình độ văn hoá kéo theo sự hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu hiểu biết về thị trường cũng khiến các chủ cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn để xây dựng được một phương án hay dự án kinh doanh khả thi. Nhiều chủ sản xuất không biết tính nhu cầu vay vốn, không biết lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh. Vì thế khi xin vay họ không có giấy tờ cần thiết trình ngân hàng. Cá biệt có trường hợp chủ sản xuất không có chữ ký thống nhất trong hồ sơ vay vốn.

+ Do hạn chế về trình độ học vấn nên một số dự án khách hàng xác định thời hạn trả nợ chưa sát với nguồn trả nợ thực tế, số vốn tự có tham gia vào dự án là ảo nên khi đưa dự án vào khai thác sử dụng dẫn đến nguồn để trả nợ ngân hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp thực hiện lấy ngắn nuôi dài, lấy vốn vay lưu động để trả dần vào vào gốc vay trung dài hạn dẫn đến doanh nghiệp bị hụt vốn kinh doanh làm cho tình hình tài chính mất cân đối, khả năng trả nợ vay ngân hàng không thể duy trì, gây rủi ro mất vốn cho ngân hàng.

- Các làng nghề đã phát triển nhưng chưa ổn định, làng nghề phát triển tốt là làng nghề có sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất đó chính là các làng có khả năng nhân rộng, các làng nghề phát triển tốt nhưng sự phát triển này là không ổn định và không có định hướng cụ thể. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất tại làng nghề này mang tính chất tự phát, mệnh ai nấy làm, sự liên danh, liên kết giữa các hộ, nhóm hộ còn yếu, thiếu những ông chủ có đầu óc làm ăn quy mô lớn…, hàng hóa sản xuất ra chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng nên chưa có các sản phẩm độc đáo riêng của làng nghề, chưa đáp ứng được thị hiếu đa dạng của khách hàng. Do đó, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Lúc hàng hóa tiêu thụ yếu thì khách hàng ép giá, còn những lúc thị trường đắt hàng thì không đáp ứng đủ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng vay vốn và là rủi ro tiềm ẩn của hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề mang tính tự phát, theo phong trào, không có Hiệp hội hay tổ chức riêng đứng ra bảo vệ. Nếu có thì cũng chỉ là hình thức chưa phát huy được hiệu quả.

- Mối quan hệ của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong làng nghề phức tạp, ngân hàng khó xác định được nhu cầu tín dụng thực tế, khó kiểm soát được luông tiền của khách hàng làng nghề.

- Tính thanh khoản của các tài sản thế chấp nằm trong khu vực làng nghề thấp, khả năng phát mại tài sản kém.

* Các yếu tố khác

- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh còn cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm còn hạn chế.

+ Thực tế hiện nay các sản phẩm làng nghề khi sản xuất ra hầu hết là bán chịu, gửi bán, giao cho các đại lý, rất ít trường hợp mua đứt bán đoạn cho nên các doanh nghiệp, các hộ sản xuất bị chiếm dụng vốn rất nhiều nên nó chứa đựng rất nhiều rủi ro.

+ Mặt khác, trong cơ chế thị trường, thị trường tiêu thụ là khâu then chốt, nhưng ở Việt Nam thị trường tiêu thụ trong nước còn nhỏ, độ co dãn hẹp, thị trường bên ngoài biến động thất thường. Việc tổ chức sản xuất ở địa phương chủ

yêu là kinh tế hộ nên sản phẩm làm ra các hộ tự tiêu thụ, hoặc qua các doanh nhân thu gom lại. Ngoài ra, sự nhanh nhạy trong tiếp cận thị trường còn hạn chế do thiếu thông tin nên cơ hội tìm kiếm thị trường chưa được mở rộng, điều này hạn chế sức sản xuất của làng nghề. Các công ty thương mại (của Trung ương và địa phương) chưa quan tâm khai thác sản phẩm và đầu tư sản xuất cho làng nghề. Trong khi đó các nhà sản xuất thiếu tính cộng đồng, chưa tạo thành những hiệp hội cùng phát triển. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ít được chú trọng, khó mở rộng, không ổn định. Như vậy mức rủi ro trong sản xuất kinh doanh làng nghề cao, khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng làng nghề bị ảnh hưởng.

- Công nghệ máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh lạc hậu. - Môi trường xung quanh làng nghề cực kỳ ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sổng của người dân.

- Công tác hạch toán kế toán của Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quan tâm, thực hiện chưa đúng quy định nên khách hàng khó theo dõi, nắm bắt tình hình tài chính của mình dẫn đến lãi giả lỗ thật, việc mất cân đối vốn không được xử lý kịp thời.

- Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Vốn vay để sản xuất kinh doanh nhưng thực tế lại đầu tư bất động sản, nhà cửa, phương tiện đi lại…, sử dụng vốn ngắn hạn sang trung dài hạn… nên chưa tạo được nguồn để trả nợ ngân hàng.

Hoạt động tín dụng với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ của BIDV chi nhánh Từ Sơn các năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Vì vậy muốn hạn chế những ảnh hưởng của các nguyên nhân trên thì BIDV Bắc Ninh cần có các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)