Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 53)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Từ Sơn thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ huyện Từ Sơn, gồm 7 phường (Đông Ngàn, Đình Bảng, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Châu Khê, Đồng Kỵ, Trang Hạ) và 5 xã (Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn và Phù Chẩn).

Về địa giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Yên Phong, với dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới; phía Đông giáp huyện Tiên Du; phía Tây giáp huyện Đông Anh (Hà Nội); Phía Nam giáp quận Gia Lâm (Hà Nội). Nhìn chung Từ Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thông vận tải phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của các làng nghề nói riêng

Từ sơn nằm ở phía Bắc cách Thủ đô Hà Nội 18 km và cách Thành phố Bắc Ninh 13 km. Trên địa bàn có quốc lộ 1A, 1B và tuyến đường sắt chạy qua. Những tuyến đường này đều là huyết mạch giao thông quan trọng từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Từ Sơn có địa hình bằng phẳng. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Thị xã Từ Sơn

Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các KCN, CCN.

3.1.1.3. Diện tích đất đai

Từ Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 6.133,23 héc ta (chiếm 7,64% diện tích tự nhiên của tỉnh), diện tích tự nhiên bình quân trên đầu người 0,05 héc ta, đây là mức thấp nhất so với toàn tỉnh. Các xã phường có làng nghề như Đồng kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Châu Khê... thì diện tích đất có hạn nên chủ yếu sử dụng làm mặt bằng sản xuất làm nghề, đất sản xuất nông nghiệp rất ít.

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất ở Từ Sơn

Loại đất / Năm 2014 2015 2016 Héc ta % Héc ta % Héc ta % 1. Nông nghiệp 3.605,54 58,79 3.170,16 51,7 3.158,97 51,52 2. Lâm nghiệp 2,89 0,05 2,89 0,05 1,34 0,02 3. Chuyên dùng 2.503,96 40,83 2.939,34 47,92 2.952,09 48,13 4. Chưa sử dụng 20,84 0,33 20,84 0,33 20,83 0,33 Tổng 6.133,23 100 6.133,23 100 6.133,23 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Từ Sơn (2016)

Qua bảng 3.1 về cơ cấu sử dụng đất của Từ Sơn, chúng ta thấy cơ cấu sử dụng đất đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó đất nông nghiệp giảm mạnh cả về quy mô và cơ cấu đất chuyên dùng và thổ cư tăng mạnh. Đất chuyên dùng có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Từ Sơn, đặc biệt là đối với sự phát triển các ngành nghề công nghiệp thủ công nghiệp nông thôn.

Trước tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, việc tăng lên của diện tích đất chuyên dùng chủ yếu lấn sang đất sản xuất nông nghiệp là không tránh khỏi. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Tình hình dân số-lao động của Thị xã qua các năm 2014-2016 được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Dân số và lao động của Thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2015/2014 2016/2015 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 148.972 100,00 151.953 100,00 156.601 100,00 102,00 103,06 102,53 1. Khẩu nông nghiệp Người 37.591 25,23 32.128 21,14 26.425 16.87409 85,47 82,25 83,84 2. Khẩu CN, TTCN Người 55.365 37,16 60.796 40,01 61.531 39.29158 109,81 101,21 105,42 3. Khác Người 56.016 37,60 59.029 38,85 68.645 43.83433 105,38 116,29 110,70 II. Tổng số hộ Hộ 37.390 100,00 38.560 100,00 40.160 100,00 103,13 104,15 103,64 1. Hộ nông nghiệp Hộ 5.821 15,57 4.942 12,82 4.113 10,24 84,90 83,23 84,58 2. Hộ CN, TTCN Hộ 18.077 48,35 19.789 51,32 22.277 55,47 109,47 112,57 111,01 3. Hộ khác Hộ 13.562 36,27 13.829 35,87 13.77 34,29 101,97 99,57 100,76

III. Tổng số lao động Người 75.745 100,00 76.876 100,00 78.545 100,00 101,49 102,17 101,83 1. Lao động nông nghiệp Người 11.319 14,94 8.77 11,40 6.619 8,43 77,46 75,49 76,47 2. Lao động CN, TTCN Người 33.491 44,22 36.331 47,26 39.891 50,79 108,48 109,80 109,14 3. Lao động ngành khác Người 30.935 40,84 31.777 41,34 32.035 40,78 102,72 100,81 101,76 IV. Chỉ tiêu BQ 1. Số khẩu/hộ Người 3,98 3,94 3,90 2.Lao động/hộ Người 2,03 2,04 2,02

Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn (2016)

Số liệu bảng 3.2 cho thấy năm 2016 dân số toàn thị xã có 156.601 người với 78.545 lao động đang hoạt động trong tất cả các ngành trong đó số nhân khẩu và số lao động của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014 dân số toàn thị xã là 148.972 người nhưng đến năm 2016 là 156.601 người tăng 7.629 người. Trung bình dân số mỗi năm tăng 2,56%. Cùng với sự thay đổi về dân số thì số hộ cũng tăng qua các năm, từ 37.390 hộ năm 2014 thì năm 2016 là 40.160 hộ, tăng 2.770 hộ bình quân mỗi năm tăng 3,64%.

Do sự biến động về đất đai trong nông nghiệp, đất khu công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi lao động trong các ngành nghề sản xuất của Thị xã. Số hộ nông nghiệp năm 2014 là 5.821 hộ (chiếm 15,57% tổng số hộ) thì đến năm 2016 là 4.113 hộ (chiếm 10,24% tổng số hộ ), giảm 1.708 hộ. Năm 2014 số nhân khẩu nông nghiệp của thị xã còn chiếm 25,23% nhưng đến năm 2016 con số này đã giảm xuống còn 16,87% tương ứng với 11.166 người. Cùng với đó là sự tăng lên của số hộ CN-TTCN, năm 2016 số hộ này đã tăng tới 22.277 hộ cao gấp 1,23 lần so với năm 2014, bình quân qua 3 năm số hộ CN-TTCN tăng 11,01%.

Là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp phát triển nên Từ Sơn là nơi thu hút khá nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Chỉ tính riêng lao động của thị xã năm 2016 đã có tới 78.545 lao động trong đó lao động hoạt động trong ngành CN-TTCN chiếm nhiều nhất với 39.891 lao động nhiều hơn lao động nông nghiệp là 33.272 lao động, bình quân qua 3 năm lao động trong ngành này tăng lên 9,14%, lao động nông nghiệp chiểm tỷ lệ thấp nhất với 8,43% trong cơ cấu giảm 4.700 lao động so với năm 2014.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế

Từ Sơn được coi là nơi đất chật người đông vì thế từ xưa đến nay người dân nơi đây không bao giờ chỉ trông chờ vào thửa ruộng chịu đói, chịu nghèo. Nhiều làng nghề truyền thống ở các xã đã được duy trì và phát triển, nhất là trong thời kỳ đổi mới như nghề gỗ mỹ nghệ, nghề sắt thép, nghề dệt,... Toàn huyện có 10 CCN làng nghề với tổng diện tích 196,32ha, một khu công nghiệp tập trung là KCN Tiên Sơn với diện tích 377 ha.

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016 Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Tổng GTSX (giá cố định 1994) Tỷ.đ 12.139,2 14.154,4 16.743,5 116,6 118,29 170.9 - GTSX ngành NLN Tỷ.đ 183,9 166,3 142,67 90,4 85,80 141,6 - Ngành CN-TTCN Tỷ.đ 6.038,6 7.065,1 8.415,95 117,0 119,12 169,1 - DV và TM Tỷ.đ 5.916,7 6.923,0 8.184,88 117,0 118,23 173,8 2. Cơ Cấu GTSX % 100,0 100,0 100,0 - - - - NLN % 1,5 1,2 0,85 - - - - CN-TTCN % 49,7 49,9 50,65 - - - - DV và TM % 48,7 48,9 48,89 - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2016)

Tổng giá trị sản xuất của thị xã không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2014 là 12.139,2 tỷ đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 16.743,5 tỷ đồng. Đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của thị xã là ngành CN và TTCN (năm 2014: 49,7%; đến năm 2016 là 50,65 %) và thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp (năm 2014: 1,5% đến năm 2016 là 0,85%). Nguyên nhân chính là do đất nông nghiệp bị mất nhiều diện tích để chuyển đổi sang đất phục vụ các khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.3. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn Nam Chi nhánh Từ Sơn

BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 9/2006 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc. Đầu năm 1995 toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 về việc phân lại địa giới hành chính, tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Từ Sơn tại số 368 đường Trần Phú – Phường Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh với 98 cán bộ công nhân viên. Là một chi nhánh mới được thành lập nhưng sau 8 năm hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Với tiền thân là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh được chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997

khi tỉnh Bắc Ninh được thành lập.

Qua 18 năm hoạt động và phát triển, từ cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn hạn hẹp và phụ thuộc, thị phần tín dụng chỉ dừng lại với các khách hàng truyền thống trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ chưa phát triển, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn thiếu. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của BIDV, tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh Bắc Ninh và sự nỗ lực quyết tâm của toàn bộ cán bộ chi nhánh, cho đến nay chi nhánh đã mở rộng phát triển các loại hình kinh doanh, phấn đấu tạo nguồn vốn kinh doanh đủ mạnh để phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, phát triển các loại hình dịch vụ, xây dựng xong cơ sở vật chất trang thíêt bị để phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh, giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư, phát triển trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của các loại hình kinh doanh dịch vụ thì nguồn nhân lực và mạng lưới hoạt động của chi nhánh cũng được tăng lên đáng kể. Hiện nay, toàn chi nhánh đã có 164 cán bộ công nhân viên được phân bố tại hội sở và 10 phòng giao dịch.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Từ Sơn cũng không ngừng đổi mới và kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp cũng như cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn đã thực hiện thành công đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007 - 2010 theo mô hình TA2.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy chế tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Bắc Ninh. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Bắc Ninh gồm Ban Giám đốc, khối quản lý khách hàng (gồm phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân; Khối quản lý rủi ro (gồm phòng QLRR); Khối tác nghiệp (gồm phòng: QTTD, DGKH, QL và DV kho quỹ); Khối quản lý nội bộ; Khối các phòng giao dịch.

Tổng số lao động tại tại chi nhánh là 114 cán bộ, nhân viên trong đó có 1 tiến sỹ, 11 thạc sỹ, 82 cử nhân, 10 cao đẳng, 10 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 34. Như vậy tuổi lao động của chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình

độ lao động của chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn được thể hiện ở Sơ đồ 3.1.

Cùng với cơ cấu tổ chức trên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Từ Sơn có chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn:

 Chức năng

+ Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016)

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng QHKH doanh nghiệp QHKH cá nhân Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH cá nhân Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Phòng Quản lý rủi ro

+ Trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thu chi hộ khách hàng, thanh toán hóa đơn. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHNN hoặc các trung tâm thanh toán.

+ Thực hiện các dự án theo chỉ đạo của ngân hàng BIDV để ổn định vĩ mô nền kinh tế.

 Nhiệm vụ

Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và BIDV.

 Quyền hạn

+ BIDV chi nhánh Từ Sơn được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái với pháp luật và quy định của BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của NHNN và BIDV.

+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của NHNN và BIDV.

+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 53)