Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 57 - 64)

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Tổng GTSX (giá cố định 1994) Tỷ.đ 12.139,2 14.154,4 16.743,5 116,6 118,29 170.9 - GTSX ngành NLN Tỷ.đ 183,9 166,3 142,67 90,4 85,80 141,6 - Ngành CN-TTCN Tỷ.đ 6.038,6 7.065,1 8.415,95 117,0 119,12 169,1 - DV và TM Tỷ.đ 5.916,7 6.923,0 8.184,88 117,0 118,23 173,8 2. Cơ Cấu GTSX % 100,0 100,0 100,0 - - - - NLN % 1,5 1,2 0,85 - - - - CN-TTCN % 49,7 49,9 50,65 - - - - DV và TM % 48,7 48,9 48,89 - - -

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2016)

Tổng giá trị sản xuất của thị xã không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2014 là 12.139,2 tỷ đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 16.743,5 tỷ đồng. Đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của thị xã là ngành CN và TTCN (năm 2014: 49,7%; đến năm 2016 là 50,65 %) và thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp (năm 2014: 1,5% đến năm 2016 là 0,85%). Nguyên nhân chính là do đất nông nghiệp bị mất nhiều diện tích để chuyển đổi sang đất phục vụ các khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.3. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn Nam Chi nhánh Từ Sơn

BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 9/2006 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc. Đầu năm 1995 toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 về việc phân lại địa giới hành chính, tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Từ Sơn tại số 368 đường Trần Phú – Phường Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh với 98 cán bộ công nhân viên. Là một chi nhánh mới được thành lập nhưng sau 8 năm hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Với tiền thân là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh được chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997

khi tỉnh Bắc Ninh được thành lập.

Qua 18 năm hoạt động và phát triển, từ cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn hạn hẹp và phụ thuộc, thị phần tín dụng chỉ dừng lại với các khách hàng truyền thống trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ chưa phát triển, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn thiếu. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của BIDV, tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh Bắc Ninh và sự nỗ lực quyết tâm của toàn bộ cán bộ chi nhánh, cho đến nay chi nhánh đã mở rộng phát triển các loại hình kinh doanh, phấn đấu tạo nguồn vốn kinh doanh đủ mạnh để phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, phát triển các loại hình dịch vụ, xây dựng xong cơ sở vật chất trang thíêt bị để phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh, giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư, phát triển trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của các loại hình kinh doanh dịch vụ thì nguồn nhân lực và mạng lưới hoạt động của chi nhánh cũng được tăng lên đáng kể. Hiện nay, toàn chi nhánh đã có 164 cán bộ công nhân viên được phân bố tại hội sở và 10 phòng giao dịch.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Từ Sơn cũng không ngừng đổi mới và kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp cũng như cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn đã thực hiện thành công đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007 - 2010 theo mô hình TA2.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy chế tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Bắc Ninh. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Bắc Ninh gồm Ban Giám đốc, khối quản lý khách hàng (gồm phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân; Khối quản lý rủi ro (gồm phòng QLRR); Khối tác nghiệp (gồm phòng: QTTD, DGKH, QL và DV kho quỹ); Khối quản lý nội bộ; Khối các phòng giao dịch.

Tổng số lao động tại tại chi nhánh là 114 cán bộ, nhân viên trong đó có 1 tiến sỹ, 11 thạc sỹ, 82 cử nhân, 10 cao đẳng, 10 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 34. Như vậy tuổi lao động của chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình

độ lao động của chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn được thể hiện ở Sơ đồ 3.1.

Cùng với cơ cấu tổ chức trên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Từ Sơn có chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn:

 Chức năng

+ Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016)

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng QHKH doanh nghiệp QHKH cá nhân Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH cá nhân Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Phòng Quản lý rủi ro

+ Trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thu chi hộ khách hàng, thanh toán hóa đơn. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHNN hoặc các trung tâm thanh toán.

+ Thực hiện các dự án theo chỉ đạo của ngân hàng BIDV để ổn định vĩ mô nền kinh tế.

 Nhiệm vụ

Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và BIDV.

 Quyền hạn

+ BIDV chi nhánh Từ Sơn được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái với pháp luật và quy định của BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của NHNN và BIDV.

+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của NHNN và BIDV.

+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo quy định của BIDV.

+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để

quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trước hạn đối với các trường hợp khi chi nhánh kiểm tra phát hiện thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nước, hợp đồng tín dụng, thể lệ tín dụng và cam kết của khách hàng đối với ngân hàng.

+ Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.

+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự về các cam kết giữa BIDV với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.

Chính những đặc điểm trên đã chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của BIDV chi nhánh Từ Sơn.

BIDV chi nhánh Từ Sơn là một chi nhánh ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh. Chính vì vậy BIDV chi nhánh Từ Sơn có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng vấp phải nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

- Trụ sở chính của chi nhánh nằm trong trung tâm thị xã Từ Sơn, nơi hoạt động kinh doanh diễn ra khá mạnh mẽ, có nhiều các cơ quan hoạt động nên thu hút được nhiều nguồn vốn huy động từ các cá nhân là nhân viên của các công ty, dân cư sống trên các khu phố, những tiểu thương, cá nhân buôn bán nhỏ xung quanh địa bàn. Là một chi nhánh có nhiều các phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn từ trung tâm thành phố đến các trung tâm huyện thị nên phát huy được khả năng huy động vốn từ dân cư các khu vực trên. Chi nhánh vẫn đang nỗ lực tăng khả năng thu hút thêm khách hàng gửi tiền.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thu thập số liệu 3.2.1. Thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tài liệu công bố tại BIDV chi nhánh Từ Sơn và NHNN tỉnh Bắc Ninh. + Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Từ Sơn.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ và quy định về tín dụng ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn …

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này được sử dụng khi thực tập tại cơ sở, trong quá trình thực tập, thu thập số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh như các số liệu về tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… tại phòng giao dịch và đã khảo sát được 110 phiếu (theo phụ lục) chia thành 2 nhóm đối tượng bao gồm: 100 khách hàng vay vốn tại ngân hàng và 10 cán bộ ngân hàng.

Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và khách hàng phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tiến hành gửi câu hỏi chính thức (theo phụ lục).

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, gửi phiếu cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông qua email... với sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng.

Thu thập phản hồi từ phía khách hàng: để thu thập phiếu khảo sát, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp với chọn ngẫu nhiên có phân lớp. Mẫu thuận tiện dùng cho các khách hàng giao dịch tại quầy. Riêng mẫu gửi qua e.mail được lựa chọn khách hàng cân đối với loại hình doanh nghiệp vay vốn kết hợp với số mẫu đã thu được qua mẫu thuận tiện để có tỷ trọng phù hợp với cơ cấu khách hàng là làng nghề tại chi nhánh.

Xử lí số liệu: khách hàng được điều tra khảo sát phần lớn là khách hàng có sử dụng nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác cũng như chi nhánh khác của BIDV. Điều này sẽ giúp việc khảo sát được đồng bộ khách quan phản ánh chính xác ý kiến của khách hàng về dịch vụ cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 57 - 64)