Thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 70)

THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ TẠI BIDV CHI NHÁNH TỪ SƠN 4.1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn

4.1.1.1. Về hoạt động huy động vốn

Có thể nói để một NHTM hoạt động ổn định, chắc chắn và có lợi nhuận cao thì cần phải có một nguồn vốn ổn định. Điều đó cho thấy vai trò của hoạt động huy động vốn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức quan trọng. Một cơ cấu vốn hợp lý là tiền đề để cho ngân hàng tồn tại, hoạt động độc lập và hiệu quả. Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đặt vấn đề huy động vốn lên hàng đầu. Hiện nay ở BIDV Từ Sơn Với mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, tăng cường ưu đãi đa dạng và chất lượng công tác chăm sóc khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ ở lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng bán lẻ hiện nay. Đã ban hành nhiều hình thức huy động vốn và đã đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 2.502 100 2.708 100 2.927 100 1. Theo thời gian

- Không kỳ hạn 335 13,4 420 15,5 483 16,5 - Ngắn hạn 1421 56,8 1576 58,2 1528 52,2 - Trung dài hạn 746 29,8 712 26,3 916 31,3 2. Theo thành phần kinh tế - TG các TCKT 1.456 58,2 1.530 56,5 1.487 50,8 - TG dân cư 1.046 41,8 1.178 43,5 1.440 49,2 3. Theo nguồn HĐ - Tại chỗ 2.209 88,3 2.543 93,9 2.810 96 - Điều chuyển từ TW 293 11,7 165 6,11 117 4

4. Theo loại tiền

- Nội tệ 2.312 92,4 2.499 92,3 2.699 92,2

- Ngoại tệ 190 7,6 209 7,7 228 7,8

Năm 2014-2016 là năm thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng cạnh tranh của các NHTM trở nên quyết liệt, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã nghiêm túc chấp hành chính sách vĩ mô của NHNN, chỉ đạo của Tổng giám đốc BIDV về công tác huy động vốn. Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm huy động triệt để các nguồn vốn trong dân cư tại địa phương cùng nguồn vốn khác trong nền kinh tế. Cụ thể là BIDV chi nhánh Từ Sơn đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đã đạt kết quả tốt.

Bảng 4.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Từ Sơn đều có sự tăng trưởng qua các năm 2014 đến năm 2016. Năm 2016 số vốn huy động tăng 219 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương tăng 7,48% và tăng 425 tỷ đồng so với năm 2014 tương đương tăng 16,97%. Năm 2015 nguồn vốn huy động tăng hơn 206 tỷ so với năm 2014, tương đương tăng 8,23% . Tốc độ tăng trưởng tăng lên qua các năm, điều này cũng là dấu hiệu tốt cho hoạt động của ngân hàng nhất là trong giai đoạn năm 2014-2016, là giai đoạn mà tình hình kinh tế có diễn biến xấu. Điều này cũng là do chính sách hoạt động đúng đắn của BIDV chi nhánh Từ Sơn trong cuộc chạy đua lãi suất các ngân hàng nhất là năm 2014, khi sự canh tranh của các ngân hàng gay gắt, một số ngân hàng không tuân thủ trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước dẫn tới hiện tượng đi đêm lãi suất, thì BIDV chi nhánh Từ Sơn luôn tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời không ngừng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ huy động vốn đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần, tiết kiệm online….Sau khi Ngân hàng nhà nước có các biện pháp mạnh chấn chỉnh việc thực hiện quy định về trần lãi suất, nên sự lãi suất giữa các ngân hàng cũng không còn nhiều sự khác biệt, khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ tốt và có uy tín trên thị trường. Khi đó, BIDV chi nhánh Từ Sơn có lợi thế hơn về cả dịch vụ cung ứng và về uy tín, nên nguồn vốn huy động của năm 2015 tăng 8,23% so với năm 2014. Năm 2016, BIDV chi nhánh Từ Sơn vẫn tiếp tục đầu tư phát triển dịch vụ cung ứng huy động vốn kết hợp với đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên (tăng cường kiểm tra nghiệp vụ định kỳ, tổ chức các khóa huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm…,) nên kết quả huy động vốn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 7,84% so với năm 2015.

Trong cơ cấu tiền gửi huy động thì tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Đây là thực

trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trong tỉnh.

Xét nguồn vốn huy động theo thời gian: Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng dần qua các năm 2014 – 2016 (nguồn vốn không kỳ hạn tăng từ 13,4% năm 2014 lên 16,5% năm 2016). Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn có xu hướng tăng dần (29,8% năm 2014 lên 31,3% năm 2016). Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng giảm không ổn định (từ 56,8% năm 2014 lên 58,2% năm 2015, rồi lại giảm còn 52,2% vào năm 2016 do vốn ngắn hạn là kém ổn định (nhạy cảm với lãi suất) hơn. Vì vậy, sự biến động của vốn huy động chủ yếu là do biến động của vốn huy động ngắn hạn gây ra.

Xét theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng tỷ lệ vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 40,9% năm 2014 tăng lên 49,2% năm 2016. Do BIDV chi nhánh Từ Sơn mới có chủ trương đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm vào đối tượng khách hàng cá nhân, còn trước đây khách hàng chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tỷ trọng ngày càng được thu hẹp do ngân hàng đang triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cung cấp cho khách hàng cá nhân nhiều hình thức gửi tiền mới, hấp dẫn (chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần….). Đồng thời, lượng tiền huy động từ dân cư tăng lên chiếm tỷ trọng cao hơn là do việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai, bán hàng cho khách Trung Quốc tại các làng nghề truyền thống nên dân cư có lượng tiền nhàn rỗi lớn. Trong bối cảnh đầu tư ảm đạm, nhiều rủi ro như hiện nay thì việc gửi tiền vào ngân hàng được nhiều người lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn thị xã Từ Sơn và các huyện thị lân cận ngày càng phát triển nên tài khoản tiền gửi của họ vẫn là tài khoản huy động từ dân cư, nên khiến cho phần vốn huy động từ dân cư tăng.

- Xét theo nguồn huy động: Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ luôn trên 85%, nguồn vốn chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng nhỏ (trên dưới 15%). Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chỗ tăng dần qua các năm, đến năm 2016 tỷ lệ nguồn vốn huy động tại chỗ tăng cao chiếm đến 96% tổng nguồn vốn huy động trong năm của Chi nhánh. Điều này cho thấy tính chủ động trong nguồn vốn của BIDV chi nhánh Từ Sơn ngày càng được tăng cao. Ngân hàng tự chủ được nguồn vốn của mình lựa

2,502 2,708 2,927 2,200 2,300 2,400 2,500 2,600 2,700 2,800 2,900 3,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

chọn những hình thức hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng

Biểu đồ 4.1. Nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016)

4.1.1.2. Về hoạt động cho vay

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn rất chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong những năm qua, BIDV Từ Sơn với phương châm hoạt động “chia sẻ cơ hợi hợp tác thành công” công tác cho vay vốn tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao về chất và lượng (số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng hiện nay là 5.300 khách hàng).

Qua bảng 4.2 ta thấy dư nợ tín dụng tại BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng dần theo các. Năm 2014 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.325 tỷ đồng. Năm 2015, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.568 tỷ đồng, tức tăng 243 tỷ đồng (tương đương 10,45%) so với năm 2014. Đến năm 2016, dư nợ tín dụng tăng 237 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương tăng 9,23%) và ở mức 2.805 tỷ đồng. Để giải thích việc dư nợ tín dụng tăng lên trong giai đoạn 2014 -2016 là do đường lối đúng đắn của BIDV chi nhánh Từ Sơn, phát triển cho vay bán lẻ tại các làng nghề truyền thống như đồ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc; sắt thép Đa Hội, Đa Vạn; chợ vải Ninh Hiệp…

Ngoài ra, BIDV chi nhánh Từ Sơn còn cho vay đầu tư các dự án có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, BIDV chi nhánh Từ Sơn còn phát triển mạnh sản phẩm cho vay thấu chi cầm cố bằng sổ tiết kiệm. Năm 2014 BIDV chi nhánh Từ Sơn lại tiếp tục phát triển khách hàng tại các huyện lân cận như Yên Phong, Vân Hà, Đông Anh…

Bảng 4.2. Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) (%) Tổng dư nợ 2.325 100 2.568 100 2.805 100

1. Phân theo thời gian

Dư nợ cho vay ngắn hạn 1372 59 1.361 53 1.431 51

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 860 37 1.002 39 1.122 40

Cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi,

visa 93 4 205 8 252 9

2. Phân theo hình thức cho vay

Dư nợ cho vay bán lẻ 1.000 43 1.156 45 1.234 44

Dư nợ cho vay DN,TCTD 1.325 57 1.412 55 1.571 56

3. Phân theo hình thức TSĐB Dư nợ cho vay có tài sản đảm

bảo 2.325 100 2.568 100 2.805 100

Dư nợ cho vay không có tài sản

đảm bảo 0 0 0

4. Phân theo TPKT

Dư nợ cho vay DNNN 0 0 0

Dư nợ cho vay ngoài quốc

doanh 2.325 100 2.568 100 2.805 100

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016)

Trong cơ cấu tín dụng, xét thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng luôn ở mức từ 51% đến 59% tổng dư nợ tín dụng. Tình hình kinh tế không ổn định và mức lãi suất ngắn hạn hấp dẫn hơn của giai đoạn 2014-2016 khiến cho cả ngân hàng và khách hàng đều không mấy ưa thích chọn hình thức tín dụng dài hạn. Điều này cũng là phù hợp với tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ lớn.

Cơ cấu dư nợ xét theo hình thức cho vay có sự chuyển biến, tỷ trọng dư nợ trong cho vay các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vẫn chiểm tỷ trọng lớn hơn,

nhưng tỷ trọng cho vay bán lẻ có sự tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2014 cho vay bán lẻ là 1.000 tỷ đồng đến năm 2016 đã tăng lên đến 1.234 tỷ đồng. Điều này bước đầu nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn. Trong tổng dư nợ thì dư nợ không có tài sản đảm bảo tại BIDV Từ Sơn không có.

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2,325

2,568

2,805

Biểu đồ 4.2. Tình hình dư nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2016)

4.1.1.3. Các hoạt động khác

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào phục vụ cho hoạt động của mình để đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế.

Các loại hình dịch vụ chủ yếu như: Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ngân hàng, L/C, thẻ… đã được Chi nhánh thực hiện có hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận hàng năm và đã tạo lòng tin của khách hàng để từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho Ngân hàng. Thu từ dịch vụ đều có sự tăng trưởng qua các năm. Đến năm 2016, Ngân hàng đã đạt doanh thu dịch vụ ròng: 17,697 tỷ đồng; Thu kinh doanh ngoại tệ và phát sinh: 339 triệu đồng; Thu phí bảo hiểm: 1,698 tỷ đồng.

4.1.1.4. Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn

Trong giai đoạn 2014-2016, trước những diễn biến phức tạp của môi trường kinh doanh nhưng chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của Tỉnh và của BIDV Việt Nam, NHNN tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Cùng với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, bạn hàng, cùng với sự sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ sau:

Bảng 4.3 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng thu nhập 275,25 100 308,91 100 353,36 100

Thu từ lãi cho vay 249,45 90,64 284,40 92,06 305,01 86,33

Thu dịch vụ ròng 16,9 6,13 17,7 5,74 18,12 5,12

Thu nhập khác 8,90 3,23 6,81 2,20 30,23 8,55

Tổng chi phí 246,55 110 270,95 100 274,64 100

Chi phí trả lãi 176,15 78,62 190,29 70,23 186,40 67,87

Chi phí phi lãi 3,02 1,35 2,25 0,83 17,11 6,23

Chi phí hoạt động 1,19 0,53 1,14 0,42 9,91 3,61

Trích dự phòng rủi ro 66,19 29,54 77,27 28,52 61,22 22,29

Lợi nhuận trước thuế 28,7 37,96 78,72

Nguồn: BIDV chi nhánh Từ Sơn (2017)

Bảng 4.3 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Từ Sơn năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 9,26 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng đột biến so với năm 2015. Do năm 2016, Ngân hàng thu được một món nợ ngoại bảng của một doanh nghiệp cộng với việc áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp trên địa bàn lên lợi nhuận của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng 40,76 tỷ đồng. Do chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian này phát triển mạnh, nợ xấu trong dư nợ cho vay doanh nghiệp được kiểm soát nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều, và ngoài ra một phần ra do BIDV chi nhánh Từ Sơn phải mua vốn từ Hội sở chính do mộtlượng lớn khách hàng rời bỏ tới các ngân hàng có lãi suất cao. Phân tích các kết quả kinh doanh tại Chi nhánh:

Về thu nhập: Tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên dưới 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nguồn thu bất thường là các khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn (Trang 70)