Tình hình xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.1.1. Tình hình xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội. Năm 2011 Huyện Gia Lâm chọn xã Đa Tốn để làm điểm thực hiện xây dựng NTM. Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó; vì vậy cần xây dựng mô hình điểm để có cơ sở tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng; trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện tại mỗi huyện một xã.

4.1.1.1. Mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới

Xây dựng được thực tế mô hình NTM quy mô cấp xã có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh, xã hội nông thôn có cuộc sống lành mạnh, an toàn, dân chủ, công bằng văn minh; tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý và đóng góp sức lực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và hưởng lợi từ các thành quả đó (UBND thành phố Hà Nội, 2010).

4.1.1.2. Yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới

+ Xây dựng mô hình NTM phải tiến hành đồng bộ các nội dung cả phát triển sản xuất, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo tiến độ và trình tự các bước tiến hành.

+ Phát huy được nội lực tại chỗ, sự tham gia tự giác của nhân dân địa phương và của cộng đồng về lao động, tài chính và sức sáng tạo trong quá trình thực hiện.

hiện, thường xuyên rút kinh nghiệm, sửa chữa những thiếu xót, không để xảy ra khiếu kiện.

+ Mô hình thí điểm NTM phải đảm bảo tính bền vững cả về thành quả dự án, tổ chức quản lý; minh bạch về tài chính trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc làm thí điểm).

4.1.1.3. Nguyên tắc thực hiện

Mô hình NTM được thực hiện ở quy mô cấp xã theo phương thức tiếp cận là: dựa vào nội lực, do cộng đồng địa phương làm chủ, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để làm động lực phát huy sức đóng góp của nhân dân địa phương và cộng đồng theo phương châm “Dựa vào sức dân để lo cho dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)