Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ làm cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và huyện Gia Lâm. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời tìm hiểu tác động của chính sách đến DĐĐT cho xây dựng NTM qua các trang website, sách báo. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu nhập
- Cơ sở lý luận về DĐĐT, các số liệu dẫn chứng về DĐĐT cho xây dựng NTM ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài.
- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, quản lý dự án…
- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ Internet có liên quan tới đề tài.
- Từ các Website…
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Thư viện Internet.
- Số liệu về tình hình chung của huyện Gia Lâm và tình hình thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Báo cáo kết quả KT-XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện. Báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho xây dựng NTM, về thu chi ngân sách của huyện qua các năm.
- Niên giám thống kê
- UBND, phòng Kinh tế, LĐTB&XH, TN&MT, Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án… huyện Gia Lâm
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau: 1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra sao chép.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp
1. Cán bộ huyện - 03 cán bộ thuộc (UBND, Phòng TN&MT, Phòng Kinh tế)
- Thông tin về chủ trương và chính sách về DĐĐT, xây dựng NTM đang thực hiện ở địa phương.
- Các báo cáo, Quyết định về DĐĐT, xây dựng NTM tại huyện. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 2. Cán bộ xã - 09 người (Chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ địa chính). - Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM. Đánh giá việc triển khai thực hiện và tác động của DĐĐT đến xây dựng NTM.
- Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp cho việc thực hiện công tác DĐĐT. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 3. Hộ nông dân - 90 hộ. - Tình hình DĐĐT ở các hộ dân; đánh giá về hình thức và chất lượng quá trình thực hiện DĐĐT, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho công tác DĐĐT và xây dựng NTM đạt hiệu quả.
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo huyện, xã và hộ gia đình, trong đó: cán bộ lãnh đạo phải là cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trực tiếp thực thi triển khai thực hiện chương trình DĐĐT là phó Chủ tịch huyện, Chủ tịch xã, cán bộ các ban, ngành; các hộ nông dân (90 hộ nông dân, trong đó: xã Dương Quang 30 hộ, xã Phú Thị 30 hộ, xã Kim Sơn 30 hộ). Mẫu phiếu điều tra có trong phần phụ lục của luận văn.
Bảng 3.7. Số hộ được lựa chọn ở các xã điều tra
Xã
Dương Quang Kim Sơn Phú Thị Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Số hộ điều tra 30 33,3 30 33,3 30 33,3 90 100,0 - Loại hộ Thuần nông (hộ) 23 25,6 25 27,8 20 22,2 68 75,6 Hộ kiêm (hộ) 7 7,8 5 5,6 10 11,1 22 24,4
Nguồn: Điều tra tại 3 xã Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị (2015)
Tiến hành điều tra mẫu 90 hộ của 3 xã trong huyện, trong mỗi xã tôi kết hợp với cán bộ địa phương để phân loại hộ theo các nhóm:
+ Nhóm hộ thuần nông: hộ có thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ đồng ruộng có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hộ.
+ Nhóm hộ kiêm: là các hộ vừa sản xuất vừa kinh doanh hoặc cho thuê… thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là thứ yếu, nên mức độ phụ thuộc vào đồng ruộng thấp.
Nội dung điều tra: sử dụng phiếu điều tra gồm 3 phần chính: Thông tin cơ bản về hộ; Kết quả thực hiện DĐĐT và các ý kiến muốn phản ánh.
Số liệu được thu thập thông qua sử dụng phương pháp PRA, điều tra qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra hộ nông dân. Các thông tin được thu thập liên quan đến tình hình thực tế về công tác DĐĐT như: về chủ trương, quá trình thực hiện, sử dụng đất sau DĐĐT, đầu tư và áp dụng cơ giới sản xuất…Ngoài ra còn sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn thu thập thông qua một số cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện, chỉ đạo chương trình DĐĐT cho xây dựng NTM.