Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

- Dân số toàn huyện đến 31/12/2015 là 253.800 người. Tốc độ tăng tung bình quân giai đoạn 2015-2015 là 2%/năm. Số hộ gia đình năm 2013 là 61.806 hộ, năm 2015 có 64,386 hộ, tăng 2,07%/năm. Lao động trong độ tuổi năm 2013 có 133.500 người, năm 2015 có 149.561 người, tăng 5,84%/năm.

- Số hộ nông lâm nghiệp – thủy sản năm 2013 là 45.983 hộ, năm 2015 là 43.975 hộ, giảm 2,21%/năm.

- Tổng số lao động năm 2013 là 166.876 người, năm 2015 là 185.439 người, tốc độ tăng 5,42%/năm. Lao động đang làm việc trong các ngành nông lâm, thủy sản năm 2013 có 83.238 người, năm 2015 có 101.761 người.

- Lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp ngày càng nhiều hơn là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn song cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho phát triển nông nghiệp hàng hóa do lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó khăn.

Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng số nhân khẩu người 243.957 100 248.991 100 253.800 100 102,06 101,93 102,00

1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản người 183.923 75,39 176.780 71,00 172.849 68,10 96,12 97,78 96,65

2. Nhân khẩu phi NLN-TS người 60.034 24,61 72.211 29,00 80.951 31,90 120,28 112,10 116,19

II. Tổng số hộ hộ 61.806 100 63.751 100 64.386 100 103,15 101,00 102,08

1. Hộ NLN-thuỷ sản hộ 45.983 74,40 45.238 70,96 43.975 68,30 98,38 97,21 97,80

2. Hộ phi NLN-thuỷ sản hộ 15.823 25,60 18.513 29,04 20.411 31,70 117,00 110,25 113,62

III. Tổng lao động lao động 166.876 100 174.040 100 185.439 100 104,29 106,55 105,42

1. Lao động trong tuổi lao động 133.500 80,00 139.232 80,00 149.561 80,65 104,29 107,42 105,85

2. Lao động ngoài tuổi lao động 33.376 20,00 34.808 20,00 35.878 19,35 104,29 103,07 103,68

IV. Phân bổ lao động lao động 100 100 100

1. Lao động NLN- thuỷ sản lao động 83.238 49,90 78.660 45,20 75.273 40,59 94,50 65,69 95,10

2. Lao động CN – XD lao động 46.725 28,00 49.131 28,23 52.946 28,55 105,15 107,76 106,45 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 36.913 22,10 46.249 26,57 57.220 30,86 125,29 123,72 124,50 V. Một số chỉ tiêu 1.BQ NK NLN, TS/hộ NLN, TS người 4,01 - 3,91 - 3,93 - - - - 2.BQ lao động /hộ LĐ 2,72 - 2,73 - 2,88 - - - - 3.BQ LĐ NLN,TS /hộ NLN,TS LĐ 1,81 - 1,74 - 1,94 - - - -

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông của huyện: Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã nông thôn huyện Gia Lâm hiện có 911,05 km đường giao thông, trong đó: Đã trải nhựa hoặc bê tông hóa được 441,08 km (48,42%) trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32%), 241,17 km xuống cấp (54,68%), và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58%).

b. Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thủy lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

+ Trạm bơm: Số trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có: 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Tuy nhiên, chỉ có 8 trạm đang hoạt động tốt, 39 trạm xuống cấp (trong đó có 38 trạm cần nâng cấp) và cần phải xây dựng thêm 15 trạm. 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thủy lợi do Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi đã đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023,2 ha gieo trồng. Trong 3 trạm bơm tiêu do xã quản lý chỉ có 1 trạm còn tốt, 2 trạm xuống cấp và cần phải xây dựng thêm 11 trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

+ Kênh mương: Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hóa 94,91 km (26,74) trong đó 82,34 km, còn tốt (86,76%), 12,57 km xuống cấp (13,24%) và 244,31 km là mương đất (73,26%). Chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng Nam Đuống như các tuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thụy, các tuyến kênh tiêu vào trong sông Kiên Thành ra cống Tân Quang, các tuyến kênh tiêu ra cống Hoàng Xá đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu tiêu nước khi xảy ra mưa lớn.

c. Y tế - Giáo dục

+ Y tế: Hiện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm Y tế xã là 42.203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5.070m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 250 phòng, trong đó có 181 phòng đạt chuẩn còn 69 phòng cần được nâng cấp. Để 100% trạm Y tế xã đạt

chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế chưa đạt chuẩn, xây dựng mới 61 phòng bệnh, phòng chức năng, nâng cấp 59 phòng bệnh, phòng chức năng, hệ thống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã.

+ Giáo dục: Hiện có 21 trường Mầm non, tổng diện tích khuôn viên 100.049m2, đã có 5 trường đạt Chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 16 trường cần được cải tạo nâng cấp. Trường Tiểu học hiện có 20 trường, tổng diện tích khuôn viên 164.241m2, trong đó có 19 trường đạt Chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, nhưng 7 trường xuống cấp. Trường Trung học cơ sở hiện có 20 trường THCS, tổng diện tích khuôn viên 147.298m2, có 8 trường đạt Chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, có 14 trường cơ sở vật chất còn tốt, 6 trường xuống cấp.

d. Điện: Hệ thống lưới điện đã từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp nên đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% hộ được sử dụng hộ thường xuyên, an toàn.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 89,1

1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn, đường xóm, liên xóm Km 507 1.3 - Đường thủy Km 20,3 1.4 - Cầu Cái 11 1.5 - Phà Cái 2 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 359,9 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hóa xã, huyện Điểm 23

4.2 Số chợ trong toàn huyện Cái 22

5 Công trình phúc lợi 5.1 Cơ sở y tế

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 49

5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm 3

5.4 Điểm văn hóa xã Điểm 3

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2013-2015, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 10,49%/năm, trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 10,40%/năm; thương mại – dịch vụ tăng 15,57%/năm; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 0,45%/năm. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 chưa đạt kế hoạch đề ra, nhất là nông, lâm nghiệp, thủy sản. Nguyên nhân là do khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, tồn kho lớn; thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng. Tình hình thời tiết phức tạp, tình hình dịch bệnh ở gia súc còn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, chỉ đạo sản xuất ở một số xã có lúc còn chưa quyết liệt, một số phòng, ban, đơn vị thuộc huyện và UBND xã, thị trấn còn lúng túng, chưa chủ động trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giảm từ 14,23% năm 2013 xuống còn 11,55 % năm 2015).

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 2014/2013 2015/2014 Tốc độ tăng BQ (%) I. Tổng giá trị sản xuất 1.867.785 100,00 2.087.629 100,00 2.280.139 100,00 111,77 109,22 110,49

1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 265.801 14,23 270.107 12,94 263.421 11,55 101,62 97,53 99,57

1.1 Nông nghiệp 256.349 96,44 260.115 96,30 253.141 96,10 101,47 97,32 99,39 Trồng trọt 129.728 50,61 129.987 49,97 119.800 47,33 100,2 92,16 96,18 Chăn nuôi 121.396 47,36 124.795 47,98 127.900 50,53 102,8 102,49 102,65 Dịch vụ nông nghiệp 5.225 2,04 5.333 2,05 5.441 2,15 102,07 102,03 102,05 1.2 Lâm nghiệp 88 0,03 71 0,03 80 0,03 80,68 112,68 96,68 1.3 Thủy sản 9.364 3,52 9.921 3,67 10.200 3,87 105,95 102,81 104,38 2. CN – XD 1.063.322 56,93 1.188.634 56,94 1.296.012 56,84 111,78 109,03 110,41 Công nghiệp 802.502 75,47 885.561 74,50 950.206 73,32 110,35 107,30 108,83 Xây dựng 260.820 24,53 303.073 25,50 345.806 26,68 116,2 114,10 115,15 3. TM – DV 538.662 28,84 628.888 30,12 720.706 31,61 116,75 114,60 115,68

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.

+ Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 3 xã: Dương Quang, Kim Sơn và Phú Thị.

- Xã Dương Quang được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng ruộng đất chân vàn. Đây là vùng đất có địa hình thấp, đất đai không bằng phẳng, chất đất kém nên sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.

- Xã Kim Sơn được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng xã của vùng đất cao. Đây là vùng đất có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ hơn nên sản xuất nông nghiệp có phần thuận lợi và cho năng xuất cao.

- Xã Phú Thị được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã chủ yếu là đất ngoài Bãi do phù sa của sông Đuống bồi đắp, nên thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp (trồng cây mầu).

Đây là 3 xã được chọn để nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm. Mỗi xã chọn 30 hộ ngẫu nhiên để điều tra theo hộ

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ làm cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và huyện Gia Lâm. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời tìm hiểu tác động của chính sách đến DĐĐT cho xây dựng NTM qua các trang website, sách báo. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu nhập

- Cơ sở lý luận về DĐĐT, các số liệu dẫn chứng về DĐĐT cho xây dựng NTM ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài.

- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, quản lý dự án…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ Internet có liên quan tới đề tài.

- Từ các Website…

- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.

- Thư viện Internet.

- Số liệu về tình hình chung của huyện Gia Lâm và tình hình thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Báo cáo kết quả KT-XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện. Báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho xây dựng NTM, về thu chi ngân sách của huyện qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND, phòng Kinh tế, LĐTB&XH, TN&MT, Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án… huyện Gia Lâm

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau: 1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra sao chép.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.

Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. Cán bộ huyện - 03 cán bộ thuộc (UBND, Phòng TN&MT, Phòng Kinh tế)

- Thông tin về chủ trương và chính sách về DĐĐT, xây dựng NTM đang thực hiện ở địa phương.

- Các báo cáo, Quyết định về DĐĐT, xây dựng NTM tại huyện. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 2. Cán bộ xã - 09 người (Chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ địa chính). - Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM. Đánh giá việc triển khai thực hiện và tác động của DĐĐT đến xây dựng NTM.

- Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp cho việc thực hiện công tác DĐĐT. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 3. Hộ nông dân - 90 hộ. - Tình hình DĐĐT ở các hộ dân; đánh giá về hình thức và chất lượng quá trình thực hiện DĐĐT, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho công tác DĐĐT và xây dựng NTM đạt hiệu quả.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo huyện, xã và hộ gia đình, trong đó: cán bộ lãnh đạo phải là cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trực tiếp thực thi triển khai thực hiện chương trình DĐĐT là phó Chủ tịch huyện, Chủ tịch xã, cán bộ các ban, ngành; các hộ nông dân (90 hộ nông dân, trong đó: xã Dương Quang 30 hộ, xã Phú Thị 30 hộ, xã Kim Sơn 30 hộ). Mẫu phiếu điều tra có trong phần phụ lục của luận văn.

Bảng 3.7. Số hộ được lựa chọn ở các xã điều tra

Dương Quang Kim Sơn Phú Thị Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)