ĐVT: Nghìn đồng
Nhóm hộ Chi phí bình quân /1 sào /năm
Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tăng/giảm (+/-) Cơ cấu % (+, -)
- Làm đất 290 260 - 30 -10,3
- Thủy lợi 70 55 - 15 - 21,4
- Gieo cấy 320 360 + 40 + 12,5
- Thu hoạch 245 220 - 25 - 10,2
- Vận chuyển 50 40 - 10 - 20
Nguồn: Tổng hợp điều tra các hộ nông dân (2015)
Qua bảng trên cho thấy sau DĐĐT đa số các khâu chi phí đều giảm, riêng khâu chi phí gieo cấy tăng là do người dân chưa áp dụng nhiều biện pháp gieo sạ hoặc cấy bằng máy mà chủ yếu thê cấy thủ công nên chi phí ngày công lao động tăng từ 320.000 đồng lên 360.000 đồng/sào/năm. Các khâu chi phí còn lại đều giảm như: làm đất giảm từ 290.000 đồng xuống còn 260.000 đồng/sào/năm; thu hoạch giảm từ 245.000đồng xuống 220.000đồng/sào/năm; thủy lợi giảm từ 70.000 đồng xuống còn 55.000đồng/sào/năm… nguyên nhân là do trước DĐĐT do nhiều bờ vùng, diện tích các ô thửa nhỏ chủ yếu nông dân thuê máy cày, máy gặt nhỏ, các diện tích chủ yếu phải bơm tát…sau DĐĐT 100% các diện tích khi làm đất và thu hoạch đều thuê bằng máy to dẫn đến chi phí giảm.
c. Với tiêu chí Hộ nghèo (tiêu chí số 11)
Sau dồn điền, đổi thửa hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn điền, đổi thửa. Khi có thửa ruộng lớn, giao thông thủy lợi nội đồng thuận tiện và đặc biệt thời gian giao đất lâu dài nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xa, ruộng xấu để đầu tư chuyển đổi mô hình VAC, tự mua sắm máy móc nông nghiệp và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất… dẫn đến thời gian dành cho mùa vụ giảm, do vậy người dân có nhiều điều kiện đi làm thêm để tăng thu nhập, nên hàng năm số hộ nghèo giảm dần.