Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

TT Vùng sinh thái

Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)

Trung

bình biệt Cá Đất lúa Đất rau

1 Trung du miền núi Bắc Bộ 10-20 150 150-300 100-150

2 Đồng bằng sông Hồng 7-10 47 300-400 100-150

3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7-10 30 300-500 200-300 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5-10 30 300-1.000 200-1.000

5 Tây Nguyên 5 25 200-500 1.000-5.000

6 Đông Nam Bộ 4-5 15 1.000-3.000 1.000-5.000

7 Đồng bằng sông Cửu Long 3 10 3.000-5.000 500-1.000 Nguồn: Đỗ Kim Chung (2001)

c. Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay sự manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (khoảng 0,25 ha/hộ).

- Số lượng các hộ có diện tích từ 02 ha trở lên không đáng kể (khoảng 2116 hộ) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,20 ha (1.731.533 hộ).

- Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn (Tổng cục thống kê, 2006).

Bảng 2.2. Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH

ĐVT: hộ

TT Tên địa danh Tổng số

Phân theo quy mô sử dụng dưới 0,2 ha Từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha Từ 0,5 ha đến dưới 2 ha Từ 2 ha trở lên ĐBSH 3054770 1731533 1223905 97216 2116 1 Hà Nội (cũ) 174537 123610 48121 2718 88 2 Vĩnh Phúc 212851 109564 94017 9057 213 3 Bắc Ninh 187569 109037 73951 4539 42 4 Hà Tây (cũ) 457290 279625 160362 16955 348 5 Hải Dương 348086 187579 151986 8335 186 6 Hải Phòng 242419 139110 89842 13340 127 7 Hưng Yên 228183 127289 94950 5837 107 8 Thái Bình 457669 266379 187376 3843 71 9 Hà Nam 172615 94132 72196 6165 122 10 Nam Định 396281 221735 165630 8814 102 11 Ninh Bình 177270 73473 85474 17613 710

Nguồn: TCTK, kết quả tổng điều tra NT, NN và TS (2006)

d. Tình trạng manh mún về số ô thửa:

- Diện tích/thửa: Với cây lúa, diện tích/thửa có thể diễn biến từ 200 đến 400m2, với cây rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 - 50m2, tỷ lệ thửa có diện tích <100m2 chiếm đến 5 - 10% tổng số thửa, đặc biệt có những thửa đất mạ <10m2 hoặc có những thửa chiều dài vài chục m nhưng chiều rộng chỉ từ 30 - 50cm.

- Số thửa/hộ: Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất thuộc 1 số tỉnh Đồng Bằng sông Hồng rất khác nhau, các tỉnh đông dân, diện tích đất nông nghiệp ít thì mức độ manh mún càng cao; trung bình số thửa/hộ thấp nhất 5,7 thửa (Nam Định) và cao nhất là 11 thửa/hộ (Hải Dương), cá biệt có hộ quản lý 47 thửa/ hộ (Vĩnh Phúc); về diện tích sử dụng cũng có sự khác nhau, diện tích thửa lớn nhất là 5968m2 (Vĩnh Phúc), thửa nhỏ nhất là 5m2 (Ninh Bình) đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng các loại cây trồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)