ĐVT: triệu đồng
Nhóm hộ
Thu nhập bình quân /1 sào đầu tư /năm Trước DĐĐT (năm 2013) Sau DĐĐT (năm 2015) SL tăng/giảm (+/- trđ) Cơ cấu % (tăng +, giảm -) - Hộ Nghèo 1,8 3,0 + 1,2 66,7 - Hộ trung bình 2,0 3,5 + 1,5 75,0 - Hộ Khá 2,3 5,3 + 3,0 130,4 Bình quân 2,03 3,93 + 1,9 93,6
Qua biểu trên cho thấy thu nhập của các hộ trên 1 sào đất canh tác sau DĐĐT (năm 2015) tăng lên đáng kể, cụ thể: trước DĐĐT (năm 2013) đối với các nhóm hộ chủ yếu cấy 2 vụ lúa bằng các giống thuần chủng năng xuất thấp dẫn đến tổng thu nhập từ 1,8 – 2,3 triệu/sào/năm. Sau DĐĐT diện tích ô thửa rộng hơn, thệ thống thủy lợi thuận tiện nên các hộ đã thâm canh tăng vụ và áp dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật có năng xuất cao nên tổng thu nhập cũng tăng từ 3 – 3,5 triệu/sào/năm. Riêng đối với nhóm hộ khá do có điều kiện kinh tế nên họ đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng kết hợp với chăn nuôi nên thu nhập bước đầu tăng hơn rõ rệt khoảng 5,3 triệu/sào/năm.
b. Với tiêu chí Hình thức tổ chức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13)
Việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và hình thành tổ dịch vụ cơ giới phục vụ sản xuất trong hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, cùng với việc quy hoạch lại đồng ruộng sẽ giúp cho quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra nhanh chóng; quá trình hình thành vùng sản xuất hàng hóa cũng tạo dựng nên những mối liên kết mới như tổ hợp tác, HTX, kích thích sự đổi mới hoạt động của HTX nông nghiệp. Mặt khác, nếu trước đây một doanh nghiệp muốn đầu tư vào địa phương phải bàn bạc với nhiều hộ thì nay, chỉ cần thỏa thuận với một hoặc vài hộ là đã có đủ diện tích để thực hiện một dự án sản xuất. Như vậy, DĐĐT còn tạo điều kiện để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Dồn điền, đổi thửa đã tạo điều kiện để hình thành các mô hình sản xuất tập trung, có hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra các sản có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và tăng nguồn thu cho người nông dân.