Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông
4.2.3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây
dựng nông thôn mới
Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến manh mún đất đai và những tác động tiêu cực của nó đến quá trình xây dựng nông thôn mới. Để đưa ra giải pháp phù hợp với các hộ sau khi chuyển đổi nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tiến dần sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Qua kết quả nghiên cứu, dựa trên những cơ sở lý luận chung về tập trung đất đai và tình hình cụ thể của Huyện, định hướng, tham khảo một số tài liệu và tiếp thu những ý kiến đóng góp của những người có liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể:
4.2.3.1. Giải pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH – HĐH. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất cao, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, một đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, trình độ văn hóa chưa cao vì vậy để người dân nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của dồn điền đổi thửa phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu đúng chủ trương và chính sách của Đảng, thấy được ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa, để làm được điều này thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải hiểu và thông suốt trước sau đó vận động, tuyên truyền, giáo dục người dân. Ngoài ra chỉ ra cho người nông dân thấy hiệu quả của dồn điền đổi thửa ở một số địa phương thành công, để người dân làm theo, đây là một tâm lý chung của người nông dân. Mặt khác cũng làm cho người dân thấy được sự cản trở của tình trạng đất đai manh mún, phân tán không thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó làm cho họ hiểu và tự nguyện tích cực tham gia.
- Nhiều người dân không tin vào tiến trình dồn điền đổi thửa, do trước đây khi thực hiện Nghị định 64/CP một số địa phương đã làm sai lệch, không đúng, làm mất lòng tin của người dân, chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ thực sự giữa những người sử dụng đất với nhau và giữa những người sử dụng đất với Nhà nước, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia tổ chức triển khai ở địa phương. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên ở một số địa phương tự ý giao cho mình, họ hàng, người thân ruộng tốt, ruộng gần, thừa diện tích... gây mất đoàn kết trong cộng đồng mà quan trọng hơn là mất đi lòng tin của người dân. Người làm cán bộ không công tâm lại tư hữu, thiên vị, thì người dân mất lòng tin là điều dễ nhận thấy. Như vậy để đảm bảo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện đúng thì phải có sự kiểm tra đôn đôc, giám sát trong quá trình triển khai.
- Một số bộ phận hộ nông dân, do khi chia đất theo kiểu bốc phiếu, vì vậy đã nhận được những mảnh đất màu mỡ, tiện đường giao thông, thuận lợi cho sản xuất cũng không muốn dồn điền đổi thửa. Vì họ sợ sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa thì họ không có được mảnh đất có nhiều thuận lợi như trước nữa. Do vậy mà phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân là rất quan trọng trong trường hợp này.
Để làm tốt việc này thì phải tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết phục người sử dụng đất thấy được cái lợi nhiều mặt của chủ trương, áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính thiết thực và phù hợp. Bên cạnh đó trong nội bộ Đảng phải thảo luận kỹ, từ chính quyền địa phương đến người dân về chủ trương, các bước tiến hành, nội dung phương pháp tiến hành, quy hoạch chi tiết và phương án dồn điền đổi thửa để mọi người dân hiểu và nắm vững đi đến thống nhất dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo của quần chúng sao cho đảm bảo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thực hiện nguyên tắc: “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
4.2.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chính là tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên việc thực hiện đã thực sự tạo ra hành lang pháp lý tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc dồn điền đổi thửa hay chưa? đã có khá nhiều văn bản thực hiện chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước về đất đai, các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, về hạn điền, tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp...đặc biệt là sự ra đời của Bộ Luật Đất Đai đã tạo điều kiện để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Trong số các văn bản nói trên có chỉ thị số 10 năm 1998 của thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tuyên truyền, vận động các chủ thể sử dụng đất, chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất đi đôi với đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và ngay mới đây là nghị quyết Trung ương V đề cập đến việc vận động nông dân dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý nào cụ thể chủ trương dồn điền đổi thửa kèm theo đó là những hướng dẫn cụ thể cho các tỉnh về nội dung, cách thức khắc phục tình trạng manh mún đất đai, mà là do nhận thức của các địa phương về những hạn chế của tình trạng manh mún đất đai sau khi thực hiện Nghị Định 64/CP về giao đất ổn định lâu dài cho cá nhân và tập thể sử dụng. Các địa phương đã chủ động tổ chức triển khai dồn điền đổi thửa.
Như vậy, để quá trình này được thực hiện cần có sự nhất quán về chủ trương và phải được thể hiện bằng Nghị Quyết của cấp ủy, theo đó chủ trương này phải được thể hiện bằng kế hoạch, quyết định hoặc hướng dẫn các tổ chức thực hiện. Tuy nhiên một vấn đề dặt ra là hành lang pháp lý do cơ quan nào ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thực hiện hoặc phải do Chính phủ. Lý giải về vấn đề này đa số ý kiến đều
cho rằng một khi có Nghị Quyết thì Đảng viên, cán bộ phải thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời họ phải tổ chức, động viên quần chúng nhân dân thực hiện. Kết quả khảo sát ở các địa phương đã triển khai công việc trên cho thấy, nếu hành lang pháp lý do cơ quan cấp tỉnh hoặc huyện ban hành thì khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn, một số ý kiến cho rằng địa phương tự đặt ra để làm phiền hà nên không muốn thực hiện hoặc tìm cách gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Như vậy, ngoài Đảng và Nhà nước phải có chủ trương chính sách được thể hiện bằng các văn bản cụ thể và có hướng dẫn thực hiện, thì việc thực hiện dồn điền đổi thửa ở các địa phương phải có sự lãnh đạo tập trung của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thấy được lợi ích cơ bản của chuyển đổi ruộng đất đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân. Chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở xác định rõ mục tiêu cần đạt được của chuyển đổi, bám chắc mục tiêu đó để tổ chức thực hiện trên cơ sở có biện pháp cụ thể, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo xử lý nhanh gọn những phát sinh vướng mắc. 4.2.3.3. Giải pháp kỹ thuật
Công tác quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng vì trên thực tế phần lớn các địa phương chỉ quy hoạch đến năm 2010 hoặc 2015. Nhiều địa phương có quy hoạch thì chỉ là sơ bộ thiếu chi tiết, chưa xác định được các quỹ đất sử dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn đất cho giao thông, xây dựng cơ bản, thủy lợi nội đồng...Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹ đất công ích 5%...Các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của thành phố, nhiều khi nơi đã có quy hoạch đã tổ chức triển khai xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bằng công sức của dân và có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đây là cơ sở để tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất, tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng
phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo đó tạo lập vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Qua kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy cùng với việc quy hoạch vùng chuyên canh là chuyển đổi ruộng đất, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, kỹ thuật và lao động canh tác trong vùng, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, vốn và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ. Điều này rất dễ thấy ở nhiều vùng, trước chuyển đổi những mảnh ruộng xấu sản xuất bấp bênh thì sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa tạo ra những cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao như một số vùng chiêm trũng của Huyện sau khi dồn điền đổi thửa quy mô thửa lớn đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang thả cá và có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây lúa mà trước kia thường mất mùa hay năng suất thấp.
Quy hoạch một hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh tưới tiêu chủ động, trên nguyên tắc là ruộng của từng chủ sử dụng đều có cống lấy nước vào ruộng, không để như tình trạng như trước khi dồn điền đổi thửa với nhiều ô thửa nhỏ khi lấy nước vào rất khó phải đi qua nhiều ô thửa vừa lãng phí mà lại không hiệu quả. Như vậy sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa kết hợp với kênh mương được thiết kế một cách hợp lý đã khắc phục được những hạn chế lãng phí đó. Nước là một yếu tố rất quan trọng, kinh nghiệm đã đúc kết ''nhất nước, nhì phân''. Ngày nay khoa học hiện đại nhưng vai trò của nước không đổi, để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả lại là một vấn đề quan trọng, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
- Bố trí thửa ruộng hợp lý đảm bảo yêu cầu giao thông thủy lợi, có thể thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất, từ chăm sóc đến thu hoạch.
- Quy hoạch để xác định nhu cầu sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu dân cư, nhằm xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Thực hiện dồn điền đổi thửa trên cơ sở quy hoạch kiến thiết đồng ruộng đã được xác định để bố trí, sắp xếp ruộng đất cho từng hộ sử dụng theo hướng: trước đây một hộ có nhiều thửa, diện tích thửa nhỏ, nhiều loại ở nhiều xứ đồng xa nhau. Nay bố trí một hộ chỉ dồn vào một hoặc hai thửa lớn, theo hướng này thì thửa ruộng của từng hộ cần bố trí như sau:
- Mỗi thửa ruộng đều phải có cống lấy nước vào ruộng chủ động, không để nước chảy tràn từ hộ này sang hộ khác.
- Mỗi thửa ruộng đủ lớn có thể thực hiện cơ giới hóa từ làm đất, chăm bón, thu hoạch, vận chuyển dễ dàng.
Như vậy để quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thì phương án quy hoạch phải có tính khoa học, khả thi và để đảm bảo được điều này cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng quy hoạch đó tổ chức thực hiện về phát triển kinh tế xã hội của địa phương làm cơ sở cho quy hoạch và thiết kế sử dụng đất chi tiết, dài hạn.
4.2.3.4. Giải pháp về tài chính
Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa trải qua nhiều bước, nó tuỳ thuộc vào cách làm ở từng địa phương, ở những nơi mà nông dân tự nguyện đổi cho nhau thì tiến trình thực hiện rất chậm. Để triển khai tốt việc DĐĐT thì phải có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và người dân, chính quyền đứng ra chỉ đạo kết hợp với sự tự nguyện tham gia của người dân thì này sẽ nhanh chóng hơn. Trên thực tế thì các địa phương triển khai tốt đều phải tổ chức chặt chẽ từ thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện lãnh đạo các cấp, theo đó triển khai đến tận người dân còn phải qua nhiều bước: hội họp, thuê đơn vị đo đạc xác định diện tích, lập bản đồ, xây dựng quy hoạch, phương án; in ấn tài liệu, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tất cả các bước công việc đó đều phải đòi hỏi có một nguồn kinh phí cần thiết, qua thực tế ở các địa phương thì trung bình mỗi xã đã chi phí hết khoảng 3 tỷ đồng, phần kinh phí này chủ yếu là của Nhà nước. Bên cạnh đó để bê tông hóa một số tuyến chính giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh mương theo chủ trương của thành phố Nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu, nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động.
Mặt khác, khi đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn, nhất là những vùng chuyển sang VAC. Việc đầu tư xây dựng các dự án, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mua các loại cấy,con giống mới... đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong khi đó lãi suất ngân hàng ngày một cao. Do vậy cần có sự hỗ trợ bước đầu của Nhà nước về kinh phí trong quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất sau dồn diền đổi thửa cũng như các chính sách về